Cảnh báo về huyết khối tĩnh mạch, sát thủ thầm lặng ở thai phụ

Thanh Thanh |

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được xem là sát thủ thầm lặng, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Nhiều trường hợp thai phụ có huyết khối tĩnh mạch mà không có biểu hiện trên lâm sàng, khó phát hiện làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi trước trong và sau sinh.

Chị N.T.N (37 tuổi, Vũng Tàu) đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh) và nhập viện với chẩn đoán thai to, vết mổ cũ theo dõi huyết khối tĩnh mạch 2 chi dưới khi thai nhi được 36 tuần 5 ngày. Chị N mang thai lần thứ 3 với tiền căn 1 lần sanh thường, trẻ nặng 3,5kg và 1 lần mổ lấy thai, trẻ nặng 4,2kg.

Chị N khám thai đều đặn tại địa phương có làm các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai (NIPT) và xét nghiệm tổng quát của mẹ không ghi nhận bất thường.

Được biết, trước nhập viện hơn 1 tháng, chị N thấy 2 chân sưng đau vùng đùi và khám ở cơ sở y tế địa phương với chẩn đoán bị suy van tĩnh mạch và không can thiệp y tế. Sau 2 tuần, chị N thấy tình trạng chân sưng đau ngày càng nhiều hơn nên đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ.

Sau đó, chị N được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả siêu âm mạch máu phát hiện tắc hoàn toàn tĩnh mạch kheo, tĩnh mạch hiển lớn và hiển bé chân trái do huyết khối kèm với tình trạng viêm mô tế bào vùng đùi 2 bên. Thai phụ được sử dụng kháng đông Lovenox và theo dõi sát.

Với tình trạng thai nhi to vượt ngưỡng kèm với tình trạng đa ối, chị N được theo dõi sát đường huyết đói, đường huyết trước và sau ăn, đều có kết quả cao vượt ngưỡng. Thai phụ được chẩn đoán là đái tháo đường thai kì.

Theo bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ, đối với bệnh nhân đang có nhiều huyết khối ở tĩnh mạch mà phải tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai, thai phụ đối diện với nguy cơ các cục huyết khối này nhanh chóng di chuyển về tim và lên phổi gây thuyên tắc phổi và có thể ngưng tim ngay trên bàn mổ hay bất cứ lúc nào.

Chị N được ngưng sử dụng kháng đông trước mổ 12 giờ để giảm bớt nguy cơ chảy máu không kiểm soát được trong khi mổ. Sau khi mổ bắt bé trai cân nặng 5,3kg, ekip nhanh chóng kiểm soát tình trạng hô hấp, tuần hoàn, tình trạng mất máu, co hồi tử cung cho người mẹ.

Sau mổ 24 giờ, chị N tỉnh táo, không sốt, mạch và huyết áp ổn định, tình trạng chảy máu đã được kiểm soát. Các bác sĩ quyết định sử dụng lại kháng đông để tiếp tục ngăn ngừa tình trạng thuyên tắc do huyết khối tĩnh mạch.

Sau mổ 3 ngày, chân của chị N giảm sưng đỏ và không còn đau như trước. Chị N có thể vận động tại giường một cách thoải mái hơn và bắt đầu tập đi và tiếp tục được điều trị kháng sinh phối hợp.

Từ trường hợp thai phụ N, bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ cảnh báo có nhiều trường hợp có huyết khối tĩnh mạch mà không có biểu hiện trên lâm sàng nên người bệnh và nhân viên y tế đều không phát hiện ra làm tăng nguy cơ thuyên tắc phổi trước trong và sau sinh, dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Thanh Thanh
TIN LIÊN QUAN

Giang mai - nỗi ám ảnh của nhiều thai phụ

Nguyễn Ly |

Bệnh giang mai là bệnh lây qua đường tình dục, đường máu, tiếp xúc các đồ vật dùng chung của người bệnh có dính dịch mủ hoặc máu. Bệnh giang mai xuất hiện ở thai phụ nếu không được phát hiện kịp thời, khả năng tử vong của thai nhi là rất lớn. 

Suy thận có thể ảnh hưởng đến thai phụ như thế nào?

HƯƠNG SƠN |

Thận là cơ quan có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới. Vì thế, câu hỏi suy thận có con được không nhiều người quan tâm và mong muốn tìm được hướng đi để ổn định sức khỏe sinh sản. 

Mổ chủ động cho thai phụ mắc COVID-19 và có dấu hiệu suy thai 

Hà Lê |

Cơ sở 2 của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội vừa mổ chủ động cho thai phụ mắc COVID-19 và có dấu hiệu suy thai.

Cắt khối u nhầy buồng trứng nặng 4.7kg cho thai phụ 38 tuổi

Hà Lê |

Các bác sĩ khối Phụ Sản – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện phẫu thuật lấy thai đồng thời cắt khối u nhầy buồng trứng “khổng lồ” nặng tới 4.7kg cho một thai phụ 38 tuổi.

Giang mai - nỗi ám ảnh của nhiều thai phụ

Nguyễn Ly |

Bệnh giang mai là bệnh lây qua đường tình dục, đường máu, tiếp xúc các đồ vật dùng chung của người bệnh có dính dịch mủ hoặc máu. Bệnh giang mai xuất hiện ở thai phụ nếu không được phát hiện kịp thời, khả năng tử vong của thai nhi là rất lớn. 

Suy thận có thể ảnh hưởng đến thai phụ như thế nào?

HƯƠNG SƠN |

Thận là cơ quan có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ giới. Vì thế, câu hỏi suy thận có con được không nhiều người quan tâm và mong muốn tìm được hướng đi để ổn định sức khỏe sinh sản. 

Mổ chủ động cho thai phụ mắc COVID-19 và có dấu hiệu suy thai 

Hà Lê |

Cơ sở 2 của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội vừa mổ chủ động cho thai phụ mắc COVID-19 và có dấu hiệu suy thai.

Cắt khối u nhầy buồng trứng nặng 4.7kg cho thai phụ 38 tuổi

Hà Lê |

Các bác sĩ khối Phụ Sản – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện phẫu thuật lấy thai đồng thời cắt khối u nhầy buồng trứng “khổng lồ” nặng tới 4.7kg cho một thai phụ 38 tuổi.