Đối tốt với người đã bỏ ta ra đi!

Thanh Vân |

“Em ơi, có nhầm không? Tháng 4 chị làm việc có 4 ngày, sao lại chuyển cho chị cả tháng lương như vậy?” – Tôi bốc máy gọi điện ngay cho kế toán trưởng của công ty cũ, nơi tôi vừa ra đi.

Đáp lại thái độ ngạc nhiên, thảng thốt của tôi, kế toán trưởng với giọng bình tĩnh: “Lúc làm phiếu lương, em cũng tính đủ 4 ngày công nhưng tổng giám đốc có email yêu cầu em phải trả đủ cho chị một tháng lương. Em chỉ làm theo lệnh của sếp thôi, không nhầm đâu chị”.

Nhận một tháng lương từ công ty cũ, lòng tôi có nhiều cảm giác khó tả. Tôi là giám đốc nhân sự của công ty sản xuất kiêm chủ tịch công đoàn của công ty. Tính tôi hay nói thẳng, gặp chuyện gì tôi thấy không hợp lý là ý kiến ngay. Đối với quyền lợi của anh chị em cán bộ công nhân viên, tôi luôn có những đòi hỏi chính đáng, đôi khi tranh cãi gay gắt với sếp để đòi cho được một quyền lợi cho anh chị em.

Tính tôi vậy nhưng tôi biết sếp vẫn quý tôi. Bởi trong công việc tôi luôn nỗ lực hết mình, không bao giờ để sếp phải bận tâm khi giao cho bộ phận của chúng tôi một nhiệm vụ nào đó. Với một vị trí và công việc có nhiều thuận lợi như vậy, nhiều người luôn nghĩ tôi sẽ gắn bó rất lâu nữa với công ty nhưng đầu tháng 2 vừa rồi tôi nộp đơn xỉn nghỉ việc. Mọi người đều sốc nhưng có lẽ sếp phần nào hiểu nguyên nhân. Sếp tôi đề ra nhiều chiến lược mới, tôi góp ý thẳng, nhiều kế hoạch tôi cho rằng không phù hợp, khó khả thi vì đã có những thất bại trước đó. Tôi đề xuất những phương án khác nhưng sếp gạt đi. Sếp cho rằng tôi đã tự cao tự đại khi cho mình đúng và lâu nay được sếp quý trọng nên tôi được đà lấn tới. Tôi xin nghỉ việc. Nghỉ việc không phải vì giận hờn, tôi nghĩ vì cho rằng tầm nhìn, tư tưởng của mình với sếp đã khác nhau nhiều quá.

Với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, tôi chỉ cần báo trước 45 ngày, sau đó, tôi đương nhiên được nghỉ việc theo nguyện vọng. Tuy nhiên, tôi vẫn ở lại nhiều hơn, đảm bảo bàn giao công việc cho người mới được thuận lợi. Ngày tôi chính thức nghỉ, ngoài tất cả các giấy tờ, thủ tục cần thiết, nhân sự mới mang đến cho tôi một thư cảm ơn do chính Tổng giám đốc viết tay, được bỏ trong một phong bì, dán kín. Tổng giám đốc cảm ơn vì những đóng góp của tôi thời gian qua và không quên chúc tôi có được sự thành công sau này.

Ông cũng thừa nhận những thiếu sót của mình, đặc biệt những chiến lược mà ông đưa ra, tuy nhiên vì cái tôi của mình mà ông đã không nghe ý kiến góp ý chân thành từ nhân viên. Ông lấy làm tiếc vì sự ra đi của tôi. Ông nói rằng, sẽ rất khó để tìm được một người cộng sự có tâm với doanh nghiệp và gánh vác trách nhiệm chủ tịch công đoàn, đối tốt với cán bộ công nhân viên như tôi… Sau sự việc của tôi, ông sẽ suy nghĩ lại mọi việc để có thể điều hành công ty tốt hơn!

Đọc bức thư tay của tổng giám đốc. Tôi rất xúc động, có lẽ đó là món quà quý giá nhất mà tôi nhận được trong hơn 10 năm đi làm của mình. Tôi rất cảm kích tấm lòng của tổng giám đốc, tôi thấy mình đã học được nhiều từ ông, đối tốt với người vừa bỏ mình ra đi!  

Thanh Vân
TIN LIÊN QUAN

Thu hút nhân tài cần chế độ đãi ngộ, giữ chân nhân tài cần môi trường làm việc

Thế Lâm |

Chiến lược thu hút nhân tài ở Đà Nẵng đã có một sự phản hồi rất đáng quan tâm: 40 người đã xin thôi việc. Thực tế này cho thấy cần phân định rõ giữa việc thu hút nhân tài và giữ chân nhân tài phải có chính sách khác nhau.

77% ứng viên cho rằng doanh nghiệp Nhật có môi trường làm việc tốt

L.TUYẾT |

Theo khảo sát “Tuyển dụng và văn hóa tại doanh nghiệp Nhật Bản” của Navigos Group, 77% ứng viên chưa từng làm việc tại công ty Nhật bình chọn Nhật là doanh nghiệp (DN) ở Châu Á được yêu thích làm việc nhất. Trong khi đó, thấp nhất là Trung Quốc với 0,8% và sau đó là Hàn Quốc, Thái Lan đều 1,7%, Việt Nam có 4% ứng viên cho rằng có môi trường làm việc tốt.

Chỉ 10% doanh nghiệp cho rằng sẽ giảm nhân lực vì tự động hóa

L.TUYẾT |

Theo nghiên cứu “Cuộc Cách Mạng Kỹ Năng 2.0” của ManpowerGroup, có đến 86% các nhà tuyển dụng đều cho rằng số hóa sẽ có tác động tích cực đối với việc tuyển dụng trên toàn cầu. Chỉ có 10% doanh nghiệp dự định sẽ giảm số nhân lực vì tự động hóa. Như vậy, khi các doanh nghiệp thực hiện quá trình số hóa, đa số sẽ cần thêm nhân lực chứ không giảm bớt.

Thu hút nhân tài cần chế độ đãi ngộ, giữ chân nhân tài cần môi trường làm việc

Thế Lâm |

Chiến lược thu hút nhân tài ở Đà Nẵng đã có một sự phản hồi rất đáng quan tâm: 40 người đã xin thôi việc. Thực tế này cho thấy cần phân định rõ giữa việc thu hút nhân tài và giữ chân nhân tài phải có chính sách khác nhau.

77% ứng viên cho rằng doanh nghiệp Nhật có môi trường làm việc tốt

L.TUYẾT |

Theo khảo sát “Tuyển dụng và văn hóa tại doanh nghiệp Nhật Bản” của Navigos Group, 77% ứng viên chưa từng làm việc tại công ty Nhật bình chọn Nhật là doanh nghiệp (DN) ở Châu Á được yêu thích làm việc nhất. Trong khi đó, thấp nhất là Trung Quốc với 0,8% và sau đó là Hàn Quốc, Thái Lan đều 1,7%, Việt Nam có 4% ứng viên cho rằng có môi trường làm việc tốt.

Chỉ 10% doanh nghiệp cho rằng sẽ giảm nhân lực vì tự động hóa

L.TUYẾT |

Theo nghiên cứu “Cuộc Cách Mạng Kỹ Năng 2.0” của ManpowerGroup, có đến 86% các nhà tuyển dụng đều cho rằng số hóa sẽ có tác động tích cực đối với việc tuyển dụng trên toàn cầu. Chỉ có 10% doanh nghiệp dự định sẽ giảm số nhân lực vì tự động hóa. Như vậy, khi các doanh nghiệp thực hiện quá trình số hóa, đa số sẽ cần thêm nhân lực chứ không giảm bớt.