Cô công nhân trẻ với đôi tay vàng và cái đầu luôn tìm tòi sáng kiến

KỲ QUAN |

Ở vùng quê ấy, khi nghề nông không còn là lựa chọn duy nhất, nhiều cô gái trẻ đã chọn cho mình hướng đi nhẹ nhàng, êm ái, như: Bán quán cà phê, bán quán ăn, nhân viên bán hàng, tiếp thị sản phẩm... Những ai có điều kiện thì học lên cao để mong có tương lai tươi sáng hơn. Không ít những cô gái chấp nhận những nghề “nhạy cảm“ để mong kiếm nhiều tiền. Trước ngưỡng cửa vào đời, chị cũng từng băn khoăn trước những lời rủ rê hấp dẫn của bạn bè, nhưng cuối cùng, chị quyết định đi làm công nhân (CN). Và chị đã sớm đoạt giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh nhờ đôi bàn tay vàng và cái đầu luôn tìm tòi sáng kiến.

Cô gái trẻ trong ngày hội lớn

Tại lễ trao "Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh" lần thứ III diễn ra trang trọng và ấm cúng tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội cuối tháng 7 vừa qua, nhiều người chú ý tới một cô gái trẻ, xinh đẹp trong tổng số 70 tấm gương công nhân lao động tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất đã được tôn vinh, khen thưởng. Chiếc áo xanh công đoàn làm cho vẻ đẹp của chị như mạnh mẽ, rắn rỏi hơn lên. Chị tên Huỳnh Thị Kim Trang trong đoàn đại biểu tỉnh Tiền Giang, là 1 trong 3 CN của tỉnh đoạt giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần này.

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo ven biển thuộc xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, chị Kim Trang chỉ học được đến lớp 10 rồi nghỉ ở nhà phụ gia đình chuyện đồng ruộng. Nếu không có các doanh nghiệp về vùng Gò Công mở xưởng may công nghiệp, có lẽ cô gái quê ấy sẽ suốt đời "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời“. Năm 2012, lúc 20 tuổi, Kim Trang rời đồng ruộng để thử sức mình ở một lĩnh vực mới – xin vào làm CN Cty Cổ phần May Công Tiến (TX.Gò Công, tỉnh Tiền Giang) cách nhà cô chừng chục cây số. Tuy có chút bỡ ngỡ, nhưng với tính chịu thương chịu khó sẵn có, cô thôn nữ đã nhanh chóng thích nghi với môi trường sản xuất công nghiệp. Chỉ sau 1 năm vào nhà máy, cô gái quê đã trở thành CN sản xuất giỏi.

Cùng lúc ấy (năm 2013), Ban Chấp hành CĐCS nơi chị làm việc vận động CN phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, vừa để giúp công ty, vừa tham gia phong trào của Công đoàn. Cô CN trẻ Kim Trang nghĩ rằng mình ít học lại mới vào làm, chắc chẳng có sáng kiến gì. Nhưng khi được cán bộ CĐ giải thích rằng, sáng kiến không chỉ là những chuyện to tát, mà cả những chuyện nhỏ cũng được, ai cũng có thể có sáng kiến nếu mình hết lòng với công việc, Kim Trang đã thay đổi suy nghĩ. Là một CN trẻ, chị hiểu rằng mình không thể có sáng kiến gì lớn lao, mà chỉ mong áp dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của mình để rút ngắn thời gian sản xuất cho mỗi sản phẩm, rút ngắn được một phút, một giây cũng tốt.

Và cô CN trẻ đã mạnh dạn đăng ký thực hiện sáng kiến, với mong muốn tiết kiệm "được giây nào hay giây nấy“ cho mỗi sản phẩm. Để rồi nhiều sáng kiến cứ liên tục ra đời từ suy nghĩ ấy. Mỗi sáng kiến chỉ tính bằng giây thời gian sản xuất được rút ngắn. Nhưng với hàng triệu sản phẩm được sản xuất mỗi năm, giá trị của những sáng kiến ấy không hề nhỏ chút nào.

Đầu tiên là đề tài sáng kiến “Cải tiến lấy dấu may pen”. Đối với mã hàng TEXMA 3443 đang sản xuất trong Cty, công đoạn "lấy dấu may pen“ cần có 2 CN thực hiện với 2 bước, gồm: "Lấy dấu pen“, mất 26 giây/sản phẩm (s/sp) và "Lấy rập giấy may pen”, mất 90s/sp, thời gian sản xuất tổng cộng là 116s/sp. Kim Trang tự đặt ra yêu cầu làm sao để giảm bớt người thực hiện các bước, đồng thời giảm thời gian làm ra 1 sản phẩm.

Sau nhiều ngày tự mày mò, làm đi làm lại, cô CN trẻ đã tìm ra giải pháp cho vấn đề: Không cần lấy dấu pen, chỉ cần 1 bước công việc “làm rập may pen”, mất chỉ 56s/sp. Ý tưởng ấy được thực nghiệm đại trà trên thực tế và kết quả mang lại quá rõ ràng: Loại bỏ được khâu “Lấy dấu pen”, giảm thời gian sản xuất từ 116s, xuống còn 56s, tiết kiệm được 60s/sp. Phòng kế toán – Kỹ thuật Cty có ngay các số liệu tính toán: Rút ngắn 1 giây = 2.0 đồng. Rút ngắn 60 giây tương đương làm giảm chi phí 120 đồng/sp. Đợt ấy Cty triển khai sản xuất theo cách mới của Kim Trang tổng số 45.000 sản phẩm x 120 đồng = 5.400.000 đồng hiệu quả. Hiện nay, sáng kiến ấy được áp dụng trên tất cả 35 chuyền tại Cty, với hàng triệu sản phẩm mỗi năm, làm lợi cho Cty khoảng 100 triệu đồng/năm.

Hạnh phúc trong công việc

Từ sau sáng kiến “đầu tay” ấy, cô CN trẻ mạnh dạn thực hiện nhiều đề tài sáng kiến khác, cũng trên cái nền là hợp lý hóa dây chuyền sản xuất, tiết kiệm từng giây thời gian sản xuất. Đó là các sáng kiến đã được “đóng dấu” công nhận và được áp dụng đại trà trong Cty, như: “Cải tiến định hình đóng túi con bằng rập mica” (rút ngắn thời gian sản xuất 39s/sp); “Rập khóa đầu lưng”; “Cải tiến lấy dấu may pen”; “Cải tiến lấy dấu bao túi gắn nhãn”… với cùng mục đích giảm thời gian sản xuất và tăng số lượng sản phẩm.

Không chỉ là một CN chuyên cần, sáng tạo, Kim Trang còn nhiệt tình hướng dẫn CN mới vào làm. Chị đã được Ban giám đốc Cty đưa vào công đoạn may hàng mẫu, là công đoạn quan trọng trên dây chuyền sản xuất. Chỉ sau 6 năm đi làm CN, Kim Trang đã nhiều lần vinh dự được khen thành tích CN lao động giỏi, Bằng khen của LĐLĐ tỉnh Tiền Giang, giấy khen của LĐLĐ TX.Gò Công...

Về người đoàn viên Kim Trang, ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch CĐCS Cty CP Cổ phần May Công Tiến - nhận xét: “Kim Trang là CN sản xuất giỏi, đa kỹ năng, sử dụng được hầu hết các máy chuyên dùng như máy bọ, kansai, máy 2 kim, máy lập trình, là những công đoạn mang tính quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Kim Trang còn tham gia tích cực các hoạt động Công đoàn. Lãnh đạo Cty có kế hoạch phát triển Kim Trang trở thành nguồn đào tạo cấp cao”.

Chỉ cách đây vài năm, nhiều lúc Kim Trang tự hỏi, không biết đến bao giờ mình mới có dịp đi thăm Hà Nội. Vậy mà giờ đây, ao ước đó đã thành sự thật, chị không chỉ được đi thăm Hà Nội, mà còn được vinh danh giữa lòng thủ đô yếu dấu. Từ dấu mốc này, Kim Trang càng hiểu rằng: Nghề nghiệp công nhân, tổ chức Công đoàn và công ty đã cho cô mọi thứ mà cô từng ao ước, cô phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với hạnh phúc đó. Chúng ta có thể chờ đợi những sáng kiến mới, có giá trị hơn, từ đôi bàn tay vàng và cái đầu luôn tìm tòi sáng kiến của cô CN trẻ!

KỲ QUAN
TIN LIÊN QUAN

Gian khó rèn bản lĩnh người thợ

LÊ AN NHIÊN |

Khi gặp khó khăn, người thợ không né tránh mà sẵn sàng lao vào thử thách, không chỉ khắc phục hạn chế, họ còn có những sáng kiến, cải tiến mới, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tại doanh nghiệp.

Món quà cho học sinh năm học mới - Cẩm nang tâm lý học đường

M.T |

Cuốn sách ra đời với mong muốn được hỗ trợ quý phụ huynh, giáo viên cách nhận biết 16 triệu chứng bệnh - hành vi tâm lý học đường thường gặp phải, đồng thời phân tích biểu hiện, nguyên nhân từ đó đưa ra phương pháp khắc phục.

Lớp xóa mù chữ cho những trẻ em nghèo

Châm Bùi |

Hơn 7 năm qua, những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở khu phố 5, phường Linh Trung, quận Thủ Đức TPHCM cứ đến mỗi buổi tối lại dắt tay nhau đến lớp học với bao khát vọng. Đó là một lớp học đặc biệt do chính các bạn sinh viên mở ra và tự đứng lớp giảng dạy với mong muốn giúp đỡ cho các em nhỏ tiếp cận với tri thức và nhận biết con chữ.

3 công ty khởi nghiệp được chọn tham dự trao đổi startup quốc tế

M.Q |

Ngày 12.8, 3 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đầu tiên lên đường sang Malaysia trong Chương trình trao đổi startup Việt Nam - Malaysia, do Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TPHCM (Saigon Innovation Hub - SIHUB) phối hợp cùng Trung tâm Phát triển Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Toàn cầu của Malaysia( MAGIC) triển khai.

Gian khó rèn bản lĩnh người thợ

LÊ AN NHIÊN |

Khi gặp khó khăn, người thợ không né tránh mà sẵn sàng lao vào thử thách, không chỉ khắc phục hạn chế, họ còn có những sáng kiến, cải tiến mới, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động tại doanh nghiệp.

Món quà cho học sinh năm học mới - Cẩm nang tâm lý học đường

M.T |

Cuốn sách ra đời với mong muốn được hỗ trợ quý phụ huynh, giáo viên cách nhận biết 16 triệu chứng bệnh - hành vi tâm lý học đường thường gặp phải, đồng thời phân tích biểu hiện, nguyên nhân từ đó đưa ra phương pháp khắc phục.

Lớp xóa mù chữ cho những trẻ em nghèo

Châm Bùi |

Hơn 7 năm qua, những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở khu phố 5, phường Linh Trung, quận Thủ Đức TPHCM cứ đến mỗi buổi tối lại dắt tay nhau đến lớp học với bao khát vọng. Đó là một lớp học đặc biệt do chính các bạn sinh viên mở ra và tự đứng lớp giảng dạy với mong muốn giúp đỡ cho các em nhỏ tiếp cận với tri thức và nhận biết con chữ.

3 công ty khởi nghiệp được chọn tham dự trao đổi startup quốc tế

M.Q |

Ngày 12.8, 3 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đầu tiên lên đường sang Malaysia trong Chương trình trao đổi startup Việt Nam - Malaysia, do Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TPHCM (Saigon Innovation Hub - SIHUB) phối hợp cùng Trung tâm Phát triển Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Toàn cầu của Malaysia( MAGIC) triển khai.