Món quà cho học sinh năm học mới - Cẩm nang tâm lý học đường

M.T |

Cuốn sách ra đời với mong muốn được hỗ trợ quý phụ huynh, giáo viên cách nhận biết 16 triệu chứng bệnh - hành vi tâm lý học đường thường gặp phải, đồng thời phân tích biểu hiện, nguyên nhân từ đó đưa ra phương pháp khắc phục.

Trong thời điểm có rất nhiều vấn đề về tâm lý học đường đang diễn ra tại Việt Nam, nhằm cung cấp cho giáo viên, phụ huynh những hiểu biết khoa học, chính xác về tâm lý học trường học ở lứa tuổi học sinh - sinh viên, nâng cao nhận thức về tâm lý học trường học tại Việt Nam, Anbooks phối hợp với Liên hiệp Phát triển Tâm Lý Học đường Quốc tế (CASP-I) ra mắt Cẩm nang tâm lý học đường (dành cho giáo viên - phụ huynh - học sinh - sinh viên).

Cẩm nang tâm lý học đường được xây dựng trên 6 trục nội dung, được sắp xếp theo các nhóm vấn đề thường gặp theo lứa tuổi tăng dần nhằm giúp quý thầy cô và phụ huynh dễ dàng tìm thấy các chỉ dẫn phù hợp với độ tuổi của học trò mình, con em mình.

 
 

Trong đó bổ sung kiến thức về các bệnh - hành vi rối loạn: Rối loạn tăng động giảm chú ý; Rối loạn phổ tự kỷ; Rối loạn học tập và đưa ra những phương pháp xử lý phù hợp cho bố mẹ khi rơi vào trường hợp là phụ huynh của các em đang là nạn nhân của quấy rối tình dục, xâm hại tình dục.

Bên cạnh đó là những hướng dẫn thầy cô giáo, bố mẹ đưa ra phương án xử lý những vướng mắc trong mối quan hệ với người bệnh lo âu, trầm cảm, hay những người có hành vi tự gây tổn thương, thậm chí… tự tử.

Cẩm nang cung cấp những thuật ngữ cơ bản chuyên ngành (song ngữ) để thầy cô và phụ huynh dễ dàng tra cứu, đảm bảo tính chính xác - khoa học. Đây là một tài liệu quan trọng cho ngành tâm lý học đường tại Việt Nam tính đến thời điểm này.

Đây là món quà nhân năm học mới mà những người làm sách muốn gửi tặng đến quý thầy cô, cha mẹ, hy vọng sẽ góp phần cải thiện thực trạng thiếu thông tin khoa học chuẩn xác về các vấn đề tâm lý học đường tại Việt Nam.

Nhóm biên soạn Cẩm nang tâm lý học đường bao gồm: PGS. TS. Trần Thị Lệ Thu, PGS. TS. Trần Thành Nam và ThS. Nguyễn Thị Phương.

M.T
TIN LIÊN QUAN

Lớp xóa mù chữ cho những trẻ em nghèo

Châm Bùi |

Hơn 7 năm qua, những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở khu phố 5, phường Linh Trung, quận Thủ Đức TPHCM cứ đến mỗi buổi tối lại dắt tay nhau đến lớp học với bao khát vọng. Đó là một lớp học đặc biệt do chính các bạn sinh viên mở ra và tự đứng lớp giảng dạy với mong muốn giúp đỡ cho các em nhỏ tiếp cận với tri thức và nhận biết con chữ.

Mơ ước làm luật sư dần lóe sáng

KIM ĐỒNG |

Từng mơ ước làm chiến sĩ công an nhưng do biến cố cuộc đời khiến em Lê Thị Hà Vi –cô bé bị cưa mất một chân bởi sự tắc trách của bác sĩ buộc em phải rẽ sang theo học ngành luật. Mơ ước này đối với em dần được lóe sáng khi em chính thức nhận được thông báo trúng tuyển, trở thành một tân sinh viên của Trường ĐH Luật TPHCM.

Giảng viên trẻ dạy tiếng Việt trên đất Lào

ANH NHÀN |

Họ, những người hàng ngày đứng trên bục giảng tại các trường ĐH ở Việt Nam và mỗi mùa hè, họ lại xung phong lên đường sang nước bạn Lào, dùng phấn trắng, bảng đen, và sức trẻ nhiệt huyết để tiếp tục công việc truyền đạt con chữ. Họ chính là hai giảng viên trẻ Nguyễn Thái Cường (Trường ĐH Luật TPHCM) và Nguyễn Thế Trường (Trường dự bị Đại học TPHCM).

TPHCM: Khởi động dự án dạy tin học cho người mù 2018

KIM NHO |

Ngày 11.8, tại TPHCM, Quỹ từ thiện Sách nói cho người mù và Microsoft Việt Nam tiếp tục khởi động chương trình “Dạy tin học cho người mù 2018”.

Lớp xóa mù chữ cho những trẻ em nghèo

Châm Bùi |

Hơn 7 năm qua, những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở khu phố 5, phường Linh Trung, quận Thủ Đức TPHCM cứ đến mỗi buổi tối lại dắt tay nhau đến lớp học với bao khát vọng. Đó là một lớp học đặc biệt do chính các bạn sinh viên mở ra và tự đứng lớp giảng dạy với mong muốn giúp đỡ cho các em nhỏ tiếp cận với tri thức và nhận biết con chữ.

Mơ ước làm luật sư dần lóe sáng

KIM ĐỒNG |

Từng mơ ước làm chiến sĩ công an nhưng do biến cố cuộc đời khiến em Lê Thị Hà Vi –cô bé bị cưa mất một chân bởi sự tắc trách của bác sĩ buộc em phải rẽ sang theo học ngành luật. Mơ ước này đối với em dần được lóe sáng khi em chính thức nhận được thông báo trúng tuyển, trở thành một tân sinh viên của Trường ĐH Luật TPHCM.

Giảng viên trẻ dạy tiếng Việt trên đất Lào

ANH NHÀN |

Họ, những người hàng ngày đứng trên bục giảng tại các trường ĐH ở Việt Nam và mỗi mùa hè, họ lại xung phong lên đường sang nước bạn Lào, dùng phấn trắng, bảng đen, và sức trẻ nhiệt huyết để tiếp tục công việc truyền đạt con chữ. Họ chính là hai giảng viên trẻ Nguyễn Thái Cường (Trường ĐH Luật TPHCM) và Nguyễn Thế Trường (Trường dự bị Đại học TPHCM).

TPHCM: Khởi động dự án dạy tin học cho người mù 2018

KIM NHO |

Ngày 11.8, tại TPHCM, Quỹ từ thiện Sách nói cho người mù và Microsoft Việt Nam tiếp tục khởi động chương trình “Dạy tin học cho người mù 2018”.