Hiểu đúng về yêu cầu "kinh nghiệm" của doanh nghiệp khi tuyển dụng

Mai Phương |

"Kinh nghiệm", là hai từ thường xuyên được nhắc đến trong các thông báo tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp. Dù đã ý thức được sự quan trọng của kinh nghiệm trong quá trình ứng tuyển nhưng sinh viên vẫn gặp không ít khó khăn vì chưa hiểu chính xác về yêu cầu kinh nghiệm của các doanh nghiệp.

Stress vì kinh nghiệm

Theo số liệu thu thập, tổng hợp từ trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM: Năm 2014 - 2017 so với giai đoạn trước năm 2010 thì số lượng nhân lực được đào tạo đại học, tăng trên 2 lần (70.000/30.000 hàng năm). Trong khi nhu cầu nhân lực có trình độ đại học chỉ có khoảng 40.000 chỗ làm việc/năm. Ngoài ra còn có nguồn nhân lực tốt nghiêp đại học từ các chương trình liên kết trong nước, ngoài nước, liên thông đại học, hệ đại học vừa học vừa làm và nguồn sinh viên tốt nghiệp đại học từ các tỉnh, thành phố khác đến tìm việc làm... Qua đó cho thấy, nguồn nhân lực tốt nghiệp đại học có nhu cầu việc làm tại TPHCM mỗi năm có khoảng 100.000 - 110.000.

Theo Báo cáo thị trường tuyển dụng trong 06 tháng đầu năm 2017 do VietnamWorks công bố,  tại TPHCM tỷ lệ "chọi" để có việc làm mới dẫn đầu cả nước. Người tìm việc tại đây phải cạnh tranh với trung bình 1/48 người.

Bạn Nguyễn Ngọc Khương, sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cho biết: "Kinh nghiệm trong quá trình đi học là điều rất quan trọng để mình có được công việc tốt sau này. Vì vậy, ngay từ năm nhất, mình đã cố gắng đi làm thật nhiều những việc có liên quan đến kinh tế, từ phục vụ quán ăn, nhà hàng đến nhân viên bán hàng tại các điểm, các siêu thị. Nhiều lúc vừa đi làm vừa đi học mình áp lực lắm, bài vở trên lớp khá nhiều mà nếu không đi làm thì ra trường lấy đâu ra kinh nghiệm để xin việc. Stress nhưng vẫn phải cố gắng thôi vì ngành của mình cạnh tranh nhiều nên phải trang bị đủ kỹ năng thì mới có cơ hội hơn được”.

Cũng từng bị nhiều áp lực về chuyện kinh nghiệm trước khi ra trường, bạn Nguyễn Hồng Liên, sinh viên Trường ĐH KHXH&NV TPHCM chia sẻ: Hồi đi học mình thấy bạn bè đi làm, cộng tác với các báo có rất nhiều sản phẩm, còn mình thì chưa biết cách viết thế nào nên cũng rất lo. Mình sợ ra trường sẽ không có việc làm nhưng nếu chỉ chăm chăm đi làm mà không để ý việc học thì lực học sẽ giảm sút. Câu hỏi của mình lúc đó là làm sao để vừa học vừa làm mà vẫn hiệu quả? May mắn là khoa mình có kỳ thực tập 3 tháng dành cho sinh viên nên nhờ đó mình đỡ áp lực hơn, mình lo học kiến thức trước, lâu lâu gửi bài cộng tác và dành thời gian lúc thực tập để trải nghiệm và học nghề từ thực tế.

Doanh nghiệp cần kinh nghiệm gì ở sinh viên?

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM cho biết: Kinh nghiệm mà các doanh nghiệp đòi hỏi, nếu ở những vị trí trưởng phòng hay là người đứng đầu một số công việc thì công việc đó là sự tích lũy làm việc trong nhiều năm. Nhưng đối với sinh viên, kinh nghiệm các doanh nghiệp đòi hỏi là kinh nghiệm mà chính các em sinh viên đã trải qua trong môi trường học tập, tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động đoàn thể, việc làm thêm để tích lũy cho bản thân kỹ năng sống, kiến thức thực tế, thái độ làm việc, tạo sự tương tác hiệu quả trong quá trình làm việc.

Làm nghề trái với ngành học của mình nhưng vẫn có công việc tốt, bạn Hồ Thị Thảo, sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia TPHCM chia sẻ: Ngành mình học liên quan đến cán bộ, công chức nhưng hiện tại mình đang làm về hành chính - nhân sự. Mình có 4 năm làm cộng tác viên cho Thành đoàn TPHCM, thực tập 2 tháng ở Uỷ ban nhân dân một quận. Theo mình, việc học, nắm vững kiến thức trên trường sẽ có nhiều thứ áp dụng được trên thưc tế, ngành mình học liên quan đến quy trình, quy định nên buộc phải vận dụng chắc kiến thức mới làm được. Bên cạnh đó, kỹ năng thực hành xã hội: thuyết trình, phản biện, giao tiếp, nghiên cứu tài liệu, tổng hợp,... quyết định 70- 80% việc mình có bắt kịp công việc hay không. Theo mình, trong quá trình đi học, sinh viên nên tham gia các hoạt động xã hội nhiều để trang bị kỹ năng cho mình.

Cùng suy nghĩ với Thảo, bạn Trương Công Quý, tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin trường Cao đẳng Trần Đại Nghĩa nhưng lại đi làm SEO bộc bạch: Mình chưa bao giờ nghĩ là sẽ theo SEO cả. Ra trường, khi nộp đơn vào công ty, mình không có bất cứ kiến thức gì về nó cả, thấy bạn bè đi làm nhiều ngành này nên mình cũng muốn thử sức. Thế là mình xin công ty cho mình thực tập thử 3 tháng để học hỏi thêm. Thực ra kinh nghiệm không chỉ là kiến thức liên quan đến ngành nghề mà nó còn là những kỹ năng trong cuộc sống của mình nữa. Đi làm mình nhận ra, khi tham gia các hoạt động tình nguyện, các khóa học kỹ năng cũng là một phần kinh nghiệm của mình.

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực TPHCM: Câu chuyện trái ngành là câu chuyện bình thường của thị trường lao động vì đào tạo có tính chất rộng lớn, học 1 ngành có thể làm được nhiều ngành nghề trong xã hội. Hiện nay, đào tạo bậc đại học chỉ có 366 ngành, cao đẳng 400 ngành, trung cấp 800 ngành nhưng vận hành trong xã hội là 45.000 - 50.000 ngành nghề cụ thể nên 1 người có thể làm được nhiều nghề và 1 nghề phải tích hợp nhiều kiến thức,  kỹ năng.

Quan trọng là trong quá trình học, các bạn sinh viên có thể tự xây dựng cho bản thân các giá trị nghề nghiệp bằng cách tham gia tốt nhiều việc làm thêm nhưng đừng vì ham mê làm mà bỏ đi việc học, hãy lấy việc làm thêm để bổ sung kinh nghiệm sống, kiến thức thực tiễn cho nghề nghiệp sau này. Tham gia tích cực các hoạt động xã hội để tích lũy cho mình các vốn sống, kỹ năng như làm việc nhóm, giao tiếp trước đám đông,... Đó chính là kinh nghiệm mà các doanh nghiệp đang yêu cầu ở các em - ông Tuấn nhắn nhủ thêm.

Mai Phương
TIN LIÊN QUAN

Biết tự ái thì phải biết thay đổi!

Ngọc Uyên |

“Chúng ta phải “tự ái” khi năng suất lao động của người lao động thành phố còn thấp so với khu vực, thế giới”, là lời Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nói tại Đại hội Công đoàn TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2018-2023.

Mang cơ hội việc làm đến người lao động yếu thế!

LÊ AN NHIÊN |

Người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn được trao cơ hội học nghề hoàn toàn miễn phí, đã giúp họ thay đổi cuộc đời, sống tốt hơn. Khi có được công việc, không chỉ làm chủ cuộc đời mình mà họ còn mang đến nhiều cơ hội cho những người có hoàn cảnh giống mình.

Doanh nghiệp chủ động mang việc làm đến sinh viên trường nghề

Lê An Nhiên |

Để có nguồn nhân lực chất lượng, các doanh nghiệp (DN) đã chủ động liên kết với các trường nghề, mang việc làm về tận trường, bổ sung các bài giảng, chương trình học phù hợp với nhu cầu của DN. Chính những việc làm này đã mang đến cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên, giúp sinh viên đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của DN.

"Nhân tài" sẽ nhận ngay 80 - 100 triệu đồng khi làm việc tại TPHCM

Minh Quân |

Theo đề án thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học mà TPHCM áp dụng từ 31.5.2018, TPHCM trợ cấp ban đầu (chỉ áp dụng 1 lần và áp dụng cho lần ký hợp đồng đầu tiên) để khuyến khích và ổn định công tác là 100 triệu đồng đối với các chuyên gia, nhà khoa học là giáo sư, phó giáo sư (kèm lương bậc 2, hệ số 9,40 tính theo hệ số của Bảng lương Chuyên gia cao cấp ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ); các trường hợp còn lại được hưởng mức trợ cấp ban đầu là 80 triệu đồng (kèm lương bậc 1, hệ số 8,80).

Biết tự ái thì phải biết thay đổi!

Ngọc Uyên |

“Chúng ta phải “tự ái” khi năng suất lao động của người lao động thành phố còn thấp so với khu vực, thế giới”, là lời Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nói tại Đại hội Công đoàn TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2018-2023.

Mang cơ hội việc làm đến người lao động yếu thế!

LÊ AN NHIÊN |

Người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn được trao cơ hội học nghề hoàn toàn miễn phí, đã giúp họ thay đổi cuộc đời, sống tốt hơn. Khi có được công việc, không chỉ làm chủ cuộc đời mình mà họ còn mang đến nhiều cơ hội cho những người có hoàn cảnh giống mình.

Doanh nghiệp chủ động mang việc làm đến sinh viên trường nghề

Lê An Nhiên |

Để có nguồn nhân lực chất lượng, các doanh nghiệp (DN) đã chủ động liên kết với các trường nghề, mang việc làm về tận trường, bổ sung các bài giảng, chương trình học phù hợp với nhu cầu của DN. Chính những việc làm này đã mang đến cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên, giúp sinh viên đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của DN.

"Nhân tài" sẽ nhận ngay 80 - 100 triệu đồng khi làm việc tại TPHCM

Minh Quân |

Theo đề án thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học mà TPHCM áp dụng từ 31.5.2018, TPHCM trợ cấp ban đầu (chỉ áp dụng 1 lần và áp dụng cho lần ký hợp đồng đầu tiên) để khuyến khích và ổn định công tác là 100 triệu đồng đối với các chuyên gia, nhà khoa học là giáo sư, phó giáo sư (kèm lương bậc 2, hệ số 9,40 tính theo hệ số của Bảng lương Chuyên gia cao cấp ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ); các trường hợp còn lại được hưởng mức trợ cấp ban đầu là 80 triệu đồng (kèm lương bậc 1, hệ số 8,80).