Giảng viên trẻ dạy tiếng Việt trên đất Lào

ANH NHÀN |

Họ, những người hàng ngày đứng trên bục giảng tại các trường ĐH ở Việt Nam và mỗi mùa hè, họ lại xung phong lên đường sang nước bạn Lào, dùng phấn trắng, bảng đen, và sức trẻ nhiệt huyết để tiếp tục công việc truyền đạt con chữ. Họ chính là hai giảng viên trẻ Nguyễn Thái Cường (Trường ĐH Luật TPHCM) và Nguyễn Thế Trường (Trường dự bị Đại học TPHCM).

Mỗi mùa hè, chúng tôi lại lên đường

Đã hai năm nay, cứ mùa hè đến hai anh Thái Cường, Thế Trường lại tạm gác công việc trên giảng đường để có mặt trong đoàn tình nguyện “Mùa hè xanh Lào” – chương trình truyền thống giữa Thành đoàn TPHCM và nước CHDCND Lào. Cùng với các bạn sinh viên trên địa thành phố, hai anh là tấm gương tuổi trẻ hội nhập quốc tế, là cầu nối gắn kết văn hóa của nhân dân hai nước Việt – Lào.

Những ngày sống trên đất bạn, Lào mưa nhiều, thời tiết thất thường, không ít lần mắc bệnh, thế nhưng đều đặn mỗi ngày hai thầy giáo trẻ lại có mặt tại trung tâm Tiếng Việt Chăm-pa-sắc (tỉnh Chăm-pa-sắc) để giảng dạy tiếng Việt, những ngày nghỉ các anh lại tham gia sinh hoạt thiếu nhi tại địa phương.

Học trò tại lớp học là những giảng viên, sinh viên đang chuẩn bị hoặc có nhu cầu du học tại các trường đại học ở Việt Nam. Thầy không rành tiếng Lào, trò lại không rành tiếng Việt nên việc giảng dạy lúc đầu không mấy thuận lợi. Chính những khó khăn lại là động lực để thầy và trò “học lẫn nhau” và tiến bộ từng ngày.

“Mình đã tìm tòi rất nhiều giáo trình dạy Tiếng Việt dành cho người nước ngoài và lựa chọn phương pháp dạy hiệu quả nhất từ trước chuyến đi. Trong lúc dạy mình tập trung vào việc luyện giao tiếp và phát âm để khi sang Việt Nam các bạn có thể nói chuyện được với người Việt” – anh Thái Cường chia sẻ.

Tập trung nhiều vào việc luyện phát âm và dấu thanh, các thầy nhìn nhận rõ được sự tiến bộ từng ngày của học trò. Những buổi học cách phát âm, ngữ pháp, viết chữ, hội thoại khiến học viên thích thú. “Có lẽ đây là cơ hội hiếm hoi được tiếp xúc với người bản xứ nên các học viên rất ham học. Thậm chí, họ còn đề nghị tăng số buổi học để thêm kiến thức làm người dạy như mình cảm thấy rất vui”- Anh Trường bày tỏ.

Năm nay, lớp học lại đón tiếp những giảng viên “đặc biệt”. Họ là những học viên đã tham gia học năm ngoái và mùa hè này là cầu nối hỗ trợ cho các học viên mới. Cùng với đó, nhiều bài hát tiếng Việt cũng được thực hành hát ngay tại lớp nên không khí lúc nào cũng sôi nổi.

Gắn kết tình thân ái

Sau mỗi chuyến đi, các anh lại có thêm những người bạn, người anh em thân thiết. Chính những chuyến tình nguyện đã gắn kết những con người xa lạ lại với nhau và tạo nên những mối thâm tình khó quên không chỉ dừng lại trong khuôn khổ những ngày tình nguyện ngắn ngủi mà còn kéo dài nhiều năm liền.

Anh Trường chia sẻ: “Có những học viên mình dạy năm ngoái nay trở thành những người bạn tốt. Biết tin mình quay trở lại Lào, họ rất vui , bất kể trời mưa gió vẫn đợi mình dạy từ sáng tới chiều để gặp và hỏi thăm. Những lúc thời tiết mưa nhiều khiến mình bị bệnh thì nhiều người mang thuốc tới tận nơi ở làm mình thực sự cảm động”.

Đối với anh Thái Cường, anh coi những người bạn Lào như anh em chứ không chỉ là mối quan hệ giữa thầy và trò. “Sau quá trình học ở Lào, nhiều học viên đã sang học tập tại các trường đại học tại Việt Nam, trong đó có trường ĐH Luật TPHCM nên đến bây giờ tôi vẫn còn giữ liên lạc với nhiều học viên mà mình giảng dạy. Ở Việt Nam, mình lại tiếp tục tổ chức các chương trình ngày hội tết Lào dành cho các sinh viên ăn Tết xa quê nên gắn bó với mọi người tự bao giờ. Nhiều bạn có thành tích học tập tốt đã nhận bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Chính điều đó là động lực rất lớn để mình tiếp tục giảng dạy”- Anh Thái Cường cho biết.

Dịp đến Lào lần này còn là cơ hội để những giảng viên trẻ học hỏi, khám phá nhiều thứ hay về văn hóa của xử sở triệu voi. “Mình nhớ mãi ngày 20.7 năm nay. Sáng hôm ấy khi vào lớp, các bạn đứng dậy đồng thanh nói câu tiếng Việt "Chúc mừng ngày phụ nữ Lào". Đến chiều, các bạn mời đi xem buổi ngoại khóa đá bóng mừng ngày phụ nữ Lào giúp mình hiểu thêm về các ngày lễ truyền thống tại đây. Nhiều lần còn được tham quan Chùa Phou Salao, ngôi chùa có vị thế đẹp và nổi tiếng nhất tỉnh Champasak. Được nghe các bạn học viên giới thiệu một số lễ nghi liên quan đến văn hóa Phật giáo, được sư buộc chỉ tay chúc phúc, cầu bình an trước khi lên đường về Việt Nam. Những dịp như thế mình không chỉ là người dạy mà còn là người tiếp thu kiến thức thực tế mà sách vở, trường lớp không có” – Anh Trường chia sẻ.

Khi được hỏi có tiếp tục tham gia những chuyến tình nguyện nữa không, cả anh Trường và anh Cường đều trả lời sẽ tiếp tục tham gia nếu có cơ hội. Mỗi chuyến đi là một kỉ niệm góp nhặt vào hành trang tuổi trẻ của bản thân và thể hiện được trách nhiệm của người trí thức trẻ đối với xã hội. Các anh cùng với các chiến sĩ trong đoàn tình nguyện lần này là những đóa hoa đại diện cho tuổi trẻ thành phố sống đẹp, sống có ích. Là cầu nối viết truyền đi những câu chuyện đẹp về hình ảnh của dân tộc Việt Nam ra khắp năm châu. 

Các hoạt động tình nguyện hè của thanh niên, sinh viên TPHCM diễn ra tại 10 huyện, thành phố của 2 tỉnh Chăm-pa-sắc và A-ta-pư. Bên cạnh hoạt động truyền thống dạy tiếng Việt tại trung tâm Chăm-pa-sắc, 119 chiến sĩ đại diện cho tuổi trẻ thành phố đã khám phát thuốc cho 4.500 người dân; tập huấn nông nghiệp cho 500 nông dân; xây dựng 1 sân chơi thiếu nhi; trao tặng 200 tủ thuốc y tế, 3 căn nhà hữu nghị "Tuổi trẻ Việt - Lào", 1 phòng máy vi tính "Kết nối tri thức", 2 trụ nước uống tại vòi, thăm hỏi và tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng Việt Nam tại Lào...

ANH NHÀN
TIN LIÊN QUAN

TPHCM: Khởi động dự án dạy tin học cho người mù 2018

KIM NHO |

Ngày 11.8, tại TPHCM, Quỹ từ thiện Sách nói cho người mù và Microsoft Việt Nam tiếp tục khởi động chương trình “Dạy tin học cho người mù 2018”.

Thêm một địa chỉ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ĐBSCL

T.S |

Chiều ngày 10.8, Tập đoàn FPT đã tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn 1 khu tổ hợp Đại học và công viên phần mềm FPT tại Cần Thơ với tổng vốn đầu tư gần 1.200 tỉ đồng. Tham dự Lễ khánh thành có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo thành phố Cần Thơ, tập đoàn FPT... 

TP.HCM: Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực chuỗi cung ứng cho học sinh THPT

Đình Lâm |

Tại buổi hướng nghiệp của trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP.HCM), các em học sinh vô cùng bất ngờ và hứng thú khi được tiếp xúc với các ngành nghề trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, từ đó giúp các em được tiếp cận với những ngành nghề mới, có thêm sự lựa chọn công việc trong tương lai.

150 học sinh tham dự cuộc thi robot cấp quốc gia IYRC Việt Nam 2018

M.Q |

Sau một ngày thi đấu căng thẳng và kịch tính, cuộc thi "Tài năng robot - IYRC Việt Nam" tổ chức ngày 5.8 tại TPHCM đã khép lại với 16 cá nhân xuất sắc nhất được trao giải vàng.

TPHCM: Khởi động dự án dạy tin học cho người mù 2018

KIM NHO |

Ngày 11.8, tại TPHCM, Quỹ từ thiện Sách nói cho người mù và Microsoft Việt Nam tiếp tục khởi động chương trình “Dạy tin học cho người mù 2018”.

Thêm một địa chỉ đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ĐBSCL

T.S |

Chiều ngày 10.8, Tập đoàn FPT đã tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn 1 khu tổ hợp Đại học và công viên phần mềm FPT tại Cần Thơ với tổng vốn đầu tư gần 1.200 tỉ đồng. Tham dự Lễ khánh thành có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo thành phố Cần Thơ, tập đoàn FPT... 

TP.HCM: Định hướng nghề nghiệp trong lĩnh vực chuỗi cung ứng cho học sinh THPT

Đình Lâm |

Tại buổi hướng nghiệp của trường THPT Nguyễn Du (Quận 10, TP.HCM), các em học sinh vô cùng bất ngờ và hứng thú khi được tiếp xúc với các ngành nghề trong lĩnh vực chuỗi cung ứng, từ đó giúp các em được tiếp cận với những ngành nghề mới, có thêm sự lựa chọn công việc trong tương lai.

150 học sinh tham dự cuộc thi robot cấp quốc gia IYRC Việt Nam 2018

M.Q |

Sau một ngày thi đấu căng thẳng và kịch tính, cuộc thi "Tài năng robot - IYRC Việt Nam" tổ chức ngày 5.8 tại TPHCM đã khép lại với 16 cá nhân xuất sắc nhất được trao giải vàng.