Trường Đại học Nông lâm TPHCM đưa vào hoạt động vườn thực phẩm cộng đồng

NGUYỄN LY |

Ngày 16.5, Ngân hàng thực phẩm Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Nông Lâm TPHCM ký kết hợp tác “Chương trình phát triển nông nghiệp và thực phẩm định hướng xanh, bền vững" và đưa vào hoạt động Vườn thực phẩm cộng đồng - Trường Đại học Nông Lâm TPHCM.

Với việc đưa vào hoạt động Vườn thực phẩm cộng đồng - Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, sinh viên có cơ hội được nghiên cứu phát triển về nông nghiệp xanh và bền vững nhằm giảm lượng phân bón, hóa chất; tận dụng nguồn rác thải hữu cơ để làm phân bón, làm giàu cho tài nguyên đất; kết hợp sử dụng các phương pháp canh tác mới, khai thác các giải pháp nông nghiệp xanh để tăng sản lượng nông nghiệp, tiết kiệm tài nguyên mà không gây hại đến môi trường.

Đồng thời quan tâm đặc biệt với các dự án, ý tưởng mới, bao gồm cả các giải pháp ứng dụng công nghệ, trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật trong sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm...

Việc hợp tác đào tạo tổ chức các hoạt động chương trình trên nền tảng công nghệ về nông nghiệp bền vững, an toàn thực phẩm; chống lãng phí thực phẩm, bảo vệ môi trường, từ đó, khuyến khích, tạo điều kiện cho các dự án phát triển sản phẩm nông nghiệp xanh và thực phẩm hữu cơ, tận dụng các kết quả nghiên cứu và phát triển các loại cây trồng mới có khả năng chịu hạn, ít thuốc trừ sâu, các loại cây/con giống có năng suất cao.

Các mô hình xanh trong trường - vườn xanh cộng đồng sẽ phối hợp, đồng hành trong các hoạt động hỗ trợ cho nông dân và các đối tượng khó khăn trong sản xuất nông nghiệp dưới nhiều hình thức, người yếu thế trong các cơ sở từ thiện, mái ấm, nhà mở trong mạng lưới bảo trợ thông qua các sản phẩm Vườn xanh cộng đồng.

PGS.TS Nguyễn Tất Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, chia sẻ: “Việc hợp tác cùng Ngân hàng thực phẩm Việt Nam triển khai mô hình Vườn thực phẩm cộng đồng - Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm xã hội của trường và các khối trường học khác trên địa bàn nói riêng và toàn quốc nói chung. Đưa ra các mô hình trồng trọt, chú trọng thúc đẩy việc trồng nhiều loại cây trồng nông nghiệp để tăng cường sự đa dạng dinh dưỡng, lưu trữ đủ lượng thực phẩm chuyển đến những nơi cần trong trường hợp cấp thiết...".

NGUYỄN LY
TIN LIÊN QUAN

TPHCM tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

Huyền Trân |

Sở An toàn thực phẩm TPHCM vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương và đơn vị liên quan triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm năm 2024 trên địa bàn TPHCM.

Lần đầu Tây Nguyên có mô hình Ngân hàng thực phẩm cho người nghèo

NGUYỄN LY |

Nhằm nâng cao nhận thức và lan tỏa thói quen chống lãng phí thực phẩm, chống lại tình trạng thiếu đói và ô nhiễm môi trường trong cộng đồng, Ngân hàng thực phẩm Việt Nam đã tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ người nghèo, yếu thế trên địa bàn khu vực Tây Nguyên.

TPHCM tiêu hủy hơn 18.000 sản phẩm, gần 800kg thực phẩm không rõ nguồn gốc

HẠ MÂY |

Ngày 23.1, thông tin từ Cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, đơn vị đã giám sát tiêu hủy hơn 18.000 đơn vị sản phẩm và gần 800kg thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

TPHCM tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm

Huyền Trân |

Sở An toàn thực phẩm TPHCM vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương và đơn vị liên quan triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm năm 2024 trên địa bàn TPHCM.

Lần đầu Tây Nguyên có mô hình Ngân hàng thực phẩm cho người nghèo

NGUYỄN LY |

Nhằm nâng cao nhận thức và lan tỏa thói quen chống lãng phí thực phẩm, chống lại tình trạng thiếu đói và ô nhiễm môi trường trong cộng đồng, Ngân hàng thực phẩm Việt Nam đã tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ người nghèo, yếu thế trên địa bàn khu vực Tây Nguyên.

TPHCM tiêu hủy hơn 18.000 sản phẩm, gần 800kg thực phẩm không rõ nguồn gốc

HẠ MÂY |

Ngày 23.1, thông tin từ Cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết, đơn vị đã giám sát tiêu hủy hơn 18.000 đơn vị sản phẩm và gần 800kg thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.