Ưu tiên lương thưởng nhưng không đồng ý “nhảy việc vì thu nhập"

LÊ TUYẾT |

Mặc dù các sinh viên mới tốt nghiệp, các ứng viên đều thể hiện sự quan tâm đến mức lương thưởng, đãi ngộ khi tìm việc nhưng có tới 57% ý kiến không đồng ý với quan điểm “nhảy việc để tăng thu nhập”

Đó là một phần trong báo cáo của Navigos Group (Tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự) về “Sinh viên mới ra trường cùng những cơ hội và thách thức trong bước đầu của sự nghiệp”. Báo cáo được công bố dựa trên việc phân tích kết quả của cuộc khảo sát hơn 1.600 câu trả lời từ ứng viên là sinh viên mới ra trường trong cơ sở dữ liệu của VietnamWorks.

Theo báo cáo này thì sinh viên mới ra trường ưu tiên công việc có mức lương, thưởng tốt. Bên cạnh tiêu chí hàng đầu về “mức thu nhập và đãi ngộ” với 70% ý kiến lựa chọn, 55% ứng viên cũng quan tâm đến “công việc có phù hợp với năng lực hay không”. Bên cạnh đó, tương đồng với những lý do khiến họ quyết định thay đổi công việc, ứng viên trẻ thể hiện sự quan tâm đến “cơ hội thăng tiến, phát triển sự nghiệp” và “cơ hội học hỏi” mà công việc sẽ đem lại, với cả hai tiêu chí đều chiếm trên 50% lượng đồng tình.

Sinh viên năm 4 tìm kiếm cơ hội việc làm tại Ngày hội giới thiệu việc làm được tổ chức ngay tại trường - Ảnh: L.T
Sinh viên năm 4 tìm kiếm cơ hội việc làm tại Ngày hội giới thiệu việc làm được tổ chức ngay tại trường - Ảnh: L.T

Nhân lực trẻ chưa hài lòng với mức lương thưởng, đãi ngộ và cơ hội phát triển trong công việc hiện tại khi kết quả khảo sát cho thấy nhân lực trẻ đánh giá cao về “cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm” với điểm trung bình là 3.41 trên thang điểm 5. Ngược lại, đa số ứng viên lại thể hiện sự không hài lòng với 2 yếu tố là “mức lương” với điểm trung bình 2.95 và “cơ hội phát triển lâu dài” với điểm trung bình là 2.88. Đây cũng chính là hai lý do phổ biến khiến ứng viên thay đổi công việc với 54% ý kiến cho “mức lương thưởng, đãi ngộ thấp” và 47% cho “không có cơ hội thăng tiến”. Đáng chú ý, “không phù hợp với văn hóa công ty” cũng nằm trong top những lý do ứng viên nghỉ việc với 24% ý kiến.

Ngoài 81% ý kiến đồng ý “nhảy việc để tránh lãng phí thời gian cho công việc không phù hợp”,  57% ứng viên cho rằng “nhảy việc là cơ hội tiếp xúc nhiều môi trường làm việc”. Bên cạnh đó, có 56% ứng viên cho rằng tình trạng “nhảy việc” gây ra sự thiếu cam kết với tổ chức. Đáng chú ý, tuy hầu hết ứng viên đều thể hiện sự quan tâm đến mức lương thưởng, đãi ngộ theo những kết quả phân tích ở trên nhưng có tới 57% ý kiến không đồng ý với quan điểm “nhảy việc để tăng thu nhập”.

Bên cạnh đó, các bạn sinh viên mới ra trường cũng cho rằng kiến thức được đào tạo vẫn có khoảng cách với thực tế làm việc. 61% ý kiến cho biết kiến thức được trường đào tạo và thực tế làm việc là khác biệt hoàn toàn. Trong đó 32% ứng viên cho rằng phải tự mình tìm hiểu thêm và 29% được công ty đào tạo lại khi đi làm. 39% ứng viên đồng tình rằng kiến thức đào tạo không có khác biệt nhiều và có thể áp dụng được.

LÊ TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Lao động phổ thông sẽ ngày càng... có giá!

LÊ AN NHIÊN |

Sự mất cân đối giữa cung và cầu trong khối lao động phổ thông đang ngày càng tăng lên vì sự phân bố đầu tư, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp và xu hướng tìm việc của người lao động cũng thay đổi. Để thu hút được người lao động, các doanh nghiệp phải “tung chiêu” trong tuyển dụng hoặc tăng lương, phúc lợi để cạnh tranh.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để không mất thị trường lao động

Lê An Nhiên |

Nhiều thị trường lao động trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,… mở rộng cửa với lao động Việt Nam với mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu chất lượng nguồn lao động không được cải thiện, người lao động (NLĐ) không chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức kỷ luật, tác phong, NLĐ Việt Nam sẽ đánh mất các thị trường tốt.

Lao động ngành sản xuất chưa được chú trọng đào tạo kỹ năng mềm

L.TUYẾT |

Đào tạo trực tuyến và đào tạo kỹ năng mềm chưa được chú trọng phát triển tại doanh nghiệp ngành sản xuất.

Không bị đào thải nhờ chịu khó học

LÊ AN NHIÊN |

Nhiều doanh nghiệp (DN) tổ chức đào tạo cho người lao động không những góp phần nâng cao chất lượng lao động của DN, tăng năng suất lao động mà còn giúp chính DN chủ động nguồn lực mở rộng sản xuất hoặc thích ứng với sự thay đổi công nghệ trước thềm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang lan tỏa.

Lao động phổ thông sẽ ngày càng... có giá!

LÊ AN NHIÊN |

Sự mất cân đối giữa cung và cầu trong khối lao động phổ thông đang ngày càng tăng lên vì sự phân bố đầu tư, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp và xu hướng tìm việc của người lao động cũng thay đổi. Để thu hút được người lao động, các doanh nghiệp phải “tung chiêu” trong tuyển dụng hoặc tăng lương, phúc lợi để cạnh tranh.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để không mất thị trường lao động

Lê An Nhiên |

Nhiều thị trường lao động trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,… mở rộng cửa với lao động Việt Nam với mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu chất lượng nguồn lao động không được cải thiện, người lao động (NLĐ) không chủ động nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức kỷ luật, tác phong, NLĐ Việt Nam sẽ đánh mất các thị trường tốt.

Lao động ngành sản xuất chưa được chú trọng đào tạo kỹ năng mềm

L.TUYẾT |

Đào tạo trực tuyến và đào tạo kỹ năng mềm chưa được chú trọng phát triển tại doanh nghiệp ngành sản xuất.

Không bị đào thải nhờ chịu khó học

LÊ AN NHIÊN |

Nhiều doanh nghiệp (DN) tổ chức đào tạo cho người lao động không những góp phần nâng cao chất lượng lao động của DN, tăng năng suất lao động mà còn giúp chính DN chủ động nguồn lực mở rộng sản xuất hoặc thích ứng với sự thay đổi công nghệ trước thềm cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang lan tỏa.