Lao động ngành sản xuất chưa được chú trọng đào tạo kỹ năng mềm

L.TUYẾT |

Đào tạo trực tuyến và đào tạo kỹ năng mềm chưa được chú trọng phát triển tại doanh nghiệp ngành sản xuất.

Đó là kết quả của khảo sát “Chân dung nhân lực ngành sản xuất: Thách thức và cơ hội trong nền công nghiệp 4.0” do Navigos Group thực hiện trên 3.200 câu trả lời từ ứng viên, người tìm việc và 200 doanh nghiệp ngành sản xuất trong cơ sở dữ liệu của VietnamWorks và Navigos Search.

Theo đó, các hình thức đào tạo truyền thống như đào tạo trên công việc thực tế, khóa học nội bộ, cấp trên đào tạo cho cấp dưới vẫn chiếm tỉ trọng cao tại các doanh nghiệp sản xuất, chiếm từ 43% đến 83% ý kiến của cả phía ứng viên và doanh nghiệp trong ngành này. Đào tạo trực tuyến (online) chưa phổ biến, khi chỉ 5% ứng viên và 4% doanh nghiệp cho biết đã áp dụng mô hình này tại nơi làm việc của mình.

Kỹ năng mềm chưa được chú trọng ở lao động ngành sản xuất
Kỹ năng mềm chưa được chú trọng ở lao động ngành sản xuất

Về nội dung đào tạo, kĩ năng liên quan đến chuyên môn được chú trọng nhất, theo đánh giá của 51% ứng viên và 64% doanh nghiệp, trong khi đào tạo kỹ năng mềm chỉ chiếm 17% và đào tạo ngoại ngữ chỉ chiếm 5% theo ý kiến của doanh nghiệp. Có thể thấy, các doanh nghiệp ngành này ưu tiên tuyển dụng ứng viên có kiến thức chuyên môn và đào tạo các kỹ năng để nâng cao tay nghề nhưng chưa chú trọng đến đào tạo kỹ năng mềm hoặc ngoại ngữ.

46% doanh nghiệp đang áp dụng dưới 30% tự động hóa quy trình sản xuất; 18% doanh nghiệp đang áp dụng từ 30% - 50% tự động hóa quy trình sản xuất; 14% doanh nghiệp đang áp dụng đến 70% tự động hóa quy trình sản xuất. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đánh giá họ đã có những hành động bắt kịp làn sóng công nghệ mới khi đầu tư vào máy móc, hệ thống dữ liệu cũng như thay đổi phương thức quản lí, đào tạo, tuyển dụng. Về phía ứng viên, việc chủ động bồi dưỡng chuyên môn và ngoại ngữ đang trở nên phổ biến. 70% ý ứng viên và doanh nghiệp tham gia khảo sát nhận thức rõ, người lao động là công nhân sẽ chịu ảnh hưởng lớn của tự động hóa, cả hai đối tượng này đồng tình cho rằng sự chuyển dịch tự động hóa là điều tất yếu đối với tương lai của ngành sản xuất.

Ông Gaku Echizenya, CEO Navigos Group Việt Nam chia sẻ: “Có thể nói ngành sản xuất đã và đang là lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên nếu không mạnh dạn nắm bắt cơ hội này bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghiệp 4.0 thì những thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á sẽ là những điểm đến lý tưởng hơn cho các nhà đầu tư. Do vậy, bên cạnh việc áp dụng công nghệ để đổi mới quy trình sản xuất thì việc đào tạo đội ngũ nhân lực cần phải được các doanh nghiệp tại Việt Nam đặc biệt chú trọng”.

L.TUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Bình đẳng giới giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

L.TUYẾT |

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ đến từ việc tối đa hóa lợi nhuận, một môi trường bền vững mà còn nằm ở sự đa dạng giới và một môi trường bền vững thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Giúp người lao động làm chủ công nghệ

Lê Tuyết |

Chủ động đào tạo mang lại lợi ích cho cả người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN). Cụ thể, NLĐ có chỗ đứng vững chắc trong công việc, vững vàng về chuyên môn. DN sẽ chủ động được nguồn nhân lực, đặc biệt là khi thay đổi công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.

Trang bị kỹ năng mềm để sinh viên tự tin với nhà tuyển dụng

LÊ TUYẾT |

“Chúng tôi kỳ vọng sẽ trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên để giúp các bạn tự tin với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, chương trình sẽ kết nối nhà trường, doanh nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm… để mang đến cơ hội việc làm cho sinh viên”

Ứng dụng công nghệ trong tuyển dụng giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân tài

LÊ TUYẾT |

Nếu nhà tuyển dụng vẫn sử dụng phương pháp ứng tuyển truyền thống sẽ có nguy cơ bỏ qua những nhân tài hàng đầu. Ứng dụng công nghệ trong tuyển dụng được xem là một trong những giải pháp giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân tài trầm trọng nhất trong vòng 12 năm qua.

Bình đẳng giới giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

L.TUYẾT |

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ đến từ việc tối đa hóa lợi nhuận, một môi trường bền vững mà còn nằm ở sự đa dạng giới và một môi trường bền vững thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Giúp người lao động làm chủ công nghệ

Lê Tuyết |

Chủ động đào tạo mang lại lợi ích cho cả người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN). Cụ thể, NLĐ có chỗ đứng vững chắc trong công việc, vững vàng về chuyên môn. DN sẽ chủ động được nguồn nhân lực, đặc biệt là khi thay đổi công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.

Trang bị kỹ năng mềm để sinh viên tự tin với nhà tuyển dụng

LÊ TUYẾT |

“Chúng tôi kỳ vọng sẽ trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên để giúp các bạn tự tin với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, chương trình sẽ kết nối nhà trường, doanh nghiệp, trung tâm giới thiệu việc làm… để mang đến cơ hội việc làm cho sinh viên”

Ứng dụng công nghệ trong tuyển dụng giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân tài

LÊ TUYẾT |

Nếu nhà tuyển dụng vẫn sử dụng phương pháp ứng tuyển truyền thống sẽ có nguy cơ bỏ qua những nhân tài hàng đầu. Ứng dụng công nghệ trong tuyển dụng được xem là một trong những giải pháp giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân tài trầm trọng nhất trong vòng 12 năm qua.