“Bách nghệ kỳ thú” - khám phá làng nghề trăm năm tại Củ Chi, TPHCM

An Nhiên |

Tập 1 chương trình “Bách nghệ kỳ thú” lên sóng trên kênh HTV7 đưa khán giả đến với một góc hoàn toàn khác của TPHCM.

Tìm đến xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TPHCM diễn viên Gia Linh và người mẫu Tôn Tuấn Kiệt ghé thăm nhà ông Dương Tấn Đạt (50 tuổi) - người có gần 40 năm làm nghề đan đát, đan các sản phẩm thủ công bằng tre, trúc.

Khi trò chuyện cùng ông Đạt, Gia Linh bày tỏ sự thích thú vì nhân vật vẫn yêu quý nghề truyền thống của gia đình, thậm chí là dù có công việc khác kiếm nhiều tiền hơn vẫn không đổi việc.

“Nghề khác có thu nhập cao nhưng làm không quen, được mấy bữa thì nghỉ. Còn làm nghề này thì mình tự làm chủ bản thân, nếu mệt thì nghỉ uống trà, đi dạo một chút rồi làm tiếp cũng không sao. Tính ra thì làm nghề này ‘ngon’ hơn mấy nghề kia” - ông Đạt nói.

Nghe vậy, Gia Linh cũng trải lòng, cô bày tỏ mong muốn học nghề từ chú Đạt để có thu nhập ổn định. Và lí do cô đưa ra là vì: “Đôi khi làm việc con yêu thích, một tháng đi show có mấy lần thôi”. Lời tâm sự của nữ diễn viên khiến ông Đạt gật gù đồng tình và đề nghị Gia Linh nếu “ế show” thì cứ về đây, ông sẽ dạy nghề miễn phí cho cô.

Ông Dương Tấn Đạt (ngoài cùng bên trái). Ảnh: Bee
Ông Dương Tấn Đạt (ngoài cùng bên trái). Ảnh: Bee

Sau khi tìm hiểu “lí thuyết” về các công đoạn đan đát từ, hai khách mời chính thức bước vào phần “Thử tài bách nghệ”. Theo đó, chị Nguyễn Thy Thy, người sẽ giới thiệu với Tôn Tuấn Kiệt và Gia Linh về các công đoạn chuẩn bị nguyên vật liệu bằng máy và cũng trực tiếp hướng dẫn đan đát. Với yêu cầu đan cần xé, một sản phẩm thường sử dụng để đựng rau củ quả khi thu hoạch.

Khi nghe Gia Linh liên tục lo lắng vì sợ đứt tay, chị Thy Thy đã đích thân “cầm tay chỉ việc” cho nữ diễn viên. Hoàn thành nhiệm vụ, Tôn Tuấn Kiệt và Gia Linh được giám khảo đánh giá là ngang tài ngang sức. Đặc biệt, khi biết được chị Thy Thy mới ngoài 30 tuổi đã làm nghề 30 năm, MC Quang Huy cùng hai khách mời đã không khỏi bất ngờ và thán phục.

Tồn tại hơn 100 năm, làng nghề đan đát xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TPHCM xưa kia được xem là cái nôi của các sản phẩm được làm từ tre, trúc... như thúng, nia, dần, sàng, giỏ xách, giỏ đựng chậu hoa...

Không chỉ cung ứng cho thị trường trong nước, sản phẩm của cơ sở còn được xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Hà Lan, Anh... với số lượng hàng vạn chiếc mỗi năm, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Ali Hoàng Dương lên tiếng về thông tin là người thứ 3

ĐÔNG DU |

Trong cuộc trò chuyện với người thầy của mình là ca sĩ Thu Minh, Ali Hoàng Dương bộc lộ cảm xúc về những tin đồn không hay xoay quanh anh.

“Bách nghệ kỳ thú” tôn vinh các làng nghề truyền thống

An Nhiên |

MC Quang Huy cảm thấy yêu văn hóa nhiều hơn khi dẫn dắt “Bách nghệ kỳ thú” - chương trình về các làng nghề truyền thống Việt Nam.

Ngọc Châu giúp cô bé ở vùng sâu vùng xa được đi học trở lại

DI PY |

Khép lại mùa đầu tiên của dự án ý nghĩa về mẹ đơn thân tại Cà Mau mang tên “Dream of Vietnam” (tạm dịch: Ước mơ Việt Nam), Ngọc Châu đã thực hiện ước mơ giúp nữ sinh ở vùng sâu, vùng xa tiếp tục đi học.

Duy Khánh trầy tay làm nhang nhưng nhận lương 10 nghìn đồng

An Nhiên |

Tại chương trình “Đệ nhất mưu sinh”, Duy Khánh xin làm nhang ở xưởng đến mức trầy trụa tay nhưng chỉ được trả lương có 10.0000 đồng.

Ali Hoàng Dương lên tiếng về thông tin là người thứ 3

ĐÔNG DU |

Trong cuộc trò chuyện với người thầy của mình là ca sĩ Thu Minh, Ali Hoàng Dương bộc lộ cảm xúc về những tin đồn không hay xoay quanh anh.

“Bách nghệ kỳ thú” tôn vinh các làng nghề truyền thống

An Nhiên |

MC Quang Huy cảm thấy yêu văn hóa nhiều hơn khi dẫn dắt “Bách nghệ kỳ thú” - chương trình về các làng nghề truyền thống Việt Nam.

Ngọc Châu giúp cô bé ở vùng sâu vùng xa được đi học trở lại

DI PY |

Khép lại mùa đầu tiên của dự án ý nghĩa về mẹ đơn thân tại Cà Mau mang tên “Dream of Vietnam” (tạm dịch: Ước mơ Việt Nam), Ngọc Châu đã thực hiện ước mơ giúp nữ sinh ở vùng sâu, vùng xa tiếp tục đi học.

Duy Khánh trầy tay làm nhang nhưng nhận lương 10 nghìn đồng

An Nhiên |

Tại chương trình “Đệ nhất mưu sinh”, Duy Khánh xin làm nhang ở xưởng đến mức trầy trụa tay nhưng chỉ được trả lương có 10.0000 đồng.