Tết Trung thu hay còn được biết đến là ngày Tết đoàn viên, được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hằng năm.
Tết Trung thu là lúc các thành viên trong gia đình quây quần cùng nhau phá cỗ. Chính vì vậy, việc bày biện mâm cỗ luôn được quan tâm và chú trọng.
Mâm cỗ Trung thu thường bao gồm hoa quả, bánh trái để cúng tổ tiên, thể hiện thành ý của con cháu đến cội nguồn và một mâm cỗ ngọt ngoài trời để trẻ em phá cỗ, trông trăng. Cụ thể mâm cỗ gồm những thứ sau:
Bánh trung thu
Một trong những thứ luôn có mặt ở trong mâm cỗ Trung thu truyền thống đó là bánh dẻo và bánh nướng. Trước kia bánh nướng thì có hình vuông to, họa tiết hoa văn đơn giản và có nhân thập cẩm truyền thống, bánh dẻo thì vị ngọt nhân đậu xanh.
Tuy nhiên, bánh Trung thu hiện nay đã được biến tấu hơn so với ngày trước từ hình thức cho tới hương vị như bánh Trung thu rau câu, bánh dẻo tuyết,… giúp mâm cỗ Trung thu trở nên phong phú, nhiều màu sắc và độc đáo hơn.
Đèn lồng
Một thứ không phải thức ăn nhưng không thể thiếu trong rằm trung thu tháng 8 là những chiếc đèn lồng.
Đèn lồng góp phần làm cho mâm cỗ Trung thu truyền thống trở nên hoản hảo, bắt mắt hơn. Bạn có thể mua chiếc đèn kéo quân, đèn cù, đèn con thỏ, đèn ông sao,… để đặt vào mân cỗ Trung thu.
Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là thứ cần có ở trong mâm cỗ Trung thu truyền thống. Ngày trước, mâm ngũ quả ngày tết Trung thu thường có dưa hấu, hồng đỏ, hồng ngâm, đu đủ, bưởi, táo và có chú cún làm bằng quả bưởi.
Nhưng với tay nghề khéo léo, óc sáng tạo thì con người đã tạo ra nhiều hình dáng con vật như là nhím lê nho, cua cam, cua táo,… làm cho mâm cỗ Trung thu thêm phần tươi mới, bắt mắt và ấn tượng hơn.
Khi mua hoa quả, bạn nên chọn lựa các loại hoa quả thật kỹ, nhớ chọn những quả có màu sắc tươi và đa đạng màu sắc cũng như chọn quả mang ý nghĩa tốt đẹp. Lúc nào ở trong mâm ngũ quả cũng có quả chín và quả xanh bởi màu xanh biểu tượng cho tính âm và quả chín tượng trưng cho tính dương.