Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Trung thu không phải ai cũng biết

Hương Lê (TH) |

Tết Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau như Tết thiếu nhi, Tết trông trăng hay Tết hoa đăng. Trung thu được tổ chức vào 15.8 Âm lịch hàng năm.

Nguồn gốc Tết Trung thu

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. 

Theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa.

Tết Trung thu có nguồn gốc văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt. Thời điểm này khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi.

Nguồn gốc Tết Trung thu. Ảnh: ST
Nguồn gốc Tết Trung thu. Ảnh: ST

Đối với người Việt, đêm rằm tháng 8, đêm rằm Trung thu mọi người vừa ăn cỗ vừa kể chuyện về trăng. Trăng là Thái Âm, là nơi mát lạnh với nhiều điều tốt đẹp, theo sự tích dân gian còn có thỏ ngọc, cây đa, chú Cuội, chị Hằng. 

Cổ tích Trung thu

Cổ tích kể lại rằng: Vào một đêm Rằm tháng Tám trăng sáng như gương, bầu trời bao la huyền ảo, nhà vua nhìn lên trời và nảy ra ý muốn lên thăm Cung Trăng.

Pháp sư đi theo nhà vua liền ném chiếc gậy đang chống lên không trung, chiếc gậy liền biến thành một chiếc cầu bằng bạc đưa nhà vua cùng pháp sư lên Cung Trăng.

Vào đến “Phủ thanh hư Quảng Hàn” nhà vua và pháp sư được tiên nữ Hằng Nga đón tiếp nồng hậu. Hằng Nga sai tiên nữ mang bánh Tiên đến mời hai vị và lệnh cho các tiên nữ múa hát để nhà vua xem.

Sau khi về trần gian, đế tưởng nhớ ngày này, hàng năm vào Rằm Trung thu, nhà vua sai làm “Bánh Tiên”- bánh có hình tròn như mặt Trăng nên còn gọi là ”Bánh Trăng”. Khi trăng Rằm toả sáng nhà vua cùng quần thần ngắm trăng ăn bánh. Từ đó hình thành tục ăn Tết Trung thu.

Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8. Lúc này là chính thu, bầu trời trong xanh, tiết trời mát mẻ, không khí trong lành. Ảnh: ST
Tết Trung Thu được tổ chức vào ngày rằm tháng 8. Lúc này là chính thu, bầu trời trong xanh, tiết trời mát mẻ, không khí trong lành. Ảnh: ST 

Ý nghĩa Tết Trung thu

Vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung thu, mua và làm nhiều loại lồng đèn thắp bằng nến, treo trong nhà và hoặc tổ chức cho trẻ em rước đèn. Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác. Đây là dịp để các bậc cha mẹ, ông bà tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cháu. Đây cũng là dịp để tình yêu gia đình thêm khăng khít, gắn bó.

Cũng trong dịp này, mọi người mua bánh Trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Hương Lê (TH)
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn Tổng Công ty Samco tổ chức Trung thu cho trẻ em khiếm thính

T.TH |

Tết Trung thu thực sự đã trở thành Tết của thiếu nhi, đây là khoảng thời gian được các em mong đợi nhất, được xách lồng đèn đi chơi, được nghe những giai điệu rộn ràng, được hát ca reo vang khắp phố phường. Tuy nhiên, điều này quá đỗi xa vời đối với các em bị khiếm thính, các em gặp khó khăn trong giao tiếp, các em không thể cảm nhận được âm thanh trong chính ngày Tết dành cho các em.

Đón Trung thu sớm qua loạt tranh vẽ đầy màu sắc

Thanh Chân |

TPHCM -  Với loạt tranh vẽ đầy màu sắc điểm xuyết thêm những chi tiết đượm màu thời gian, người thưởng lãm tranh được dịp đón Trung thu sớm tại triển lãm Miên Thu. 

Những điều cần lưu ý về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm với bánh trung thu

Phương Ngân |

Sau hai năm đóng băng do tình hình dịch bệnh phức tạp, thị trường bánh trung thu năm nay kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc. Từ rất sớm, nhiều loại bánh với chủng loại, giá thành khác nhau đã được các nhà sản xuất tung ra thị trường. Tuy nhiên, vấn đề dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với TS Lâm Văn Mân, Trưởng Ngành Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Công nghệ TPHCM về vấn đề này.

Tổ chức vui đón Tết Trung thu cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh

QUANG MINH |

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2022.

Công đoàn Tổng Công ty Samco tổ chức Trung thu cho trẻ em khiếm thính

T.TH |

Tết Trung thu thực sự đã trở thành Tết của thiếu nhi, đây là khoảng thời gian được các em mong đợi nhất, được xách lồng đèn đi chơi, được nghe những giai điệu rộn ràng, được hát ca reo vang khắp phố phường. Tuy nhiên, điều này quá đỗi xa vời đối với các em bị khiếm thính, các em gặp khó khăn trong giao tiếp, các em không thể cảm nhận được âm thanh trong chính ngày Tết dành cho các em.

Đón Trung thu sớm qua loạt tranh vẽ đầy màu sắc

Thanh Chân |

TPHCM -  Với loạt tranh vẽ đầy màu sắc điểm xuyết thêm những chi tiết đượm màu thời gian, người thưởng lãm tranh được dịp đón Trung thu sớm tại triển lãm Miên Thu. 

Những điều cần lưu ý về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm với bánh trung thu

Phương Ngân |

Sau hai năm đóng băng do tình hình dịch bệnh phức tạp, thị trường bánh trung thu năm nay kỳ vọng sẽ có nhiều khởi sắc. Từ rất sớm, nhiều loại bánh với chủng loại, giá thành khác nhau đã được các nhà sản xuất tung ra thị trường. Tuy nhiên, vấn đề dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm. PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với TS Lâm Văn Mân, Trưởng Ngành Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Công nghệ TPHCM về vấn đề này.

Tổ chức vui đón Tết Trung thu cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh

QUANG MINH |

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức Tết Trung thu năm 2022.