Câu chuyện thành công của nông dân Hải Dương vào Lâm Đồng lập nghiệp

An Nhiên |

"Nông dân xin chào" tuần này dừng chân tại trạm Lâm Đồng, ghé thăm người nông dân Lê Sỹ Huế và lắng nghe câu chuyện về hành trình thành công từ giống sầu riêng thái và bơ.  

Chia sẻ trong chương trình, nông dân Lê Sỹ Huế cho biết, sau khi nhận được sự “tham mưu” từ những người anh em hoạt động mảng nông nghiệp và từ chính bà xã, anh quyết định tham gia vào lĩnh vực trồng cây ăn quả.

Nhận thấy được tiềm năng của bơ 034 và sầu riêng thái, anh nông dân đã lựa chọn hai giống cây này để nuôi trồng và đầu tư. Với giống bơ 034, anh chia sẻ rằng, trồng 3 năm mới được thu hoạch, vì vậy trong khoảng thời gian đó, phải liên tục chăm sóc và bỏ nhiều công sức.

Không chỉ nhận được sự ưu ái của thiên nhiên tại vùng đất Lâm Đồng từ thổ nhưỡng và khí hậu, chính sự chăm chỉ và cần cù không ngừng, người nông dân này đã đưa khu vườn ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, đạt mốc lợi nhuận 6 tỉ đồng vào năm 2021.

Thành lập công ty Bảo Nguyên từ năm 2019, khi được hỏi về nguồn gốc của tên công ty, anh kể rằng: “Do tôi xa quê hương Hải Dương đến Tây Nguyên, Bảo Nguyên nghĩa là vẫn còn nguyên Hải Dương và Tây Nguyên”.

Là người con của Hải Dương, nhưng lại thành công tại nơi mảnh đất Lâm Đồng, Lê Sỹ Huế luôn trân trọng từng khoảnh khắc và tự nhủ sẽ cố gắng nhiều hơn để làm ra sản phẩm phục vụ cho người dân. Nhận được bằng khen Nông dân sản xuất giỏi 2021 là sự đền đáp cho những công sức mà người nông dân này đã nỗ lực không ngừng. 

Thời đại 4.0 khi mọi thứ đều được cơ giới hóa, người nông dân Lê Sỹ Huế còn ứng dụng kỹ thuật công nghệ vào việc canh tác, chỉ cần thao tác trên điện thoại và quản lý khu vườn từ xa.

Đến với Nông dân xin chào, anh không chỉ chia sẻ câu chuyện về thành công của mình, anh còn nhắn gửi thông điệp nhân văn về gia đình: “Gia đình quan trọng lắm. Mình xây dựng gia đình xanh - sạch - văn minh, từ đó mình sẽ có nhiều ý tưởng để làm những việc tốt đẹp hơn”.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Nông dân Duy Thành “trồng cây gây rừng”, mong ước giữ gìn nét đẹp xanh

An Nhiên |

Nông dân xin chào tập 30 mang đến câu chuyện của nông dân Hoàng Duy Thành với mô hình trồng cây dó bầu tạo trầm hương hàng trăm héc-ta tại vùng đất cao nguyên xanh - Lâm Đồng.

Khát vọng nâng tầm giá trị sản phẩm Việt của hai nông dân trẻ

An Nhiên |

Dừng chân tại Long An - mảnh đất trù phú của đồng bằng Sông Cửu Long, Nông dân xin chào mang đến câu chuyện của hai nông dân trẻ - Nguyễn Phương Hoàng Cương - Phạm Thị Ngọc Bích với mô hình trồng sâm bố chính.

Nông dân Lê Văn Bo đổi đời từ khởi nghiệp trồng sen hữu cơ

An Nhiên |

Điểm dừng tại thủ phủ sen hồng tỉnh Đồng Tháp, Nông dân xin chào tập 28 đưa khán giả đến cánh đồng sen của anh Lê Văn Bo, với hành trình 10 năm không ngừng cố gắng phát triển và sản xuất các nông sản từ sen.

Nông dân Phan Văn Thà 70 tuổi vẫn “say mê” nông nghiệp như ngày đầu tiên

An Nhiên |

Nông dân xin chào tuần này mang đến câu chuyện của Phan Văn Thà - nhân vật có hơn 40 năm kinh nghiệm làm nông ở tỉnh Tây Ninh, phát triển mô hình trồng cây cao su kết hợp “đa cây ăn trái”.

Nông dân Duy Thành “trồng cây gây rừng”, mong ước giữ gìn nét đẹp xanh

An Nhiên |

Nông dân xin chào tập 30 mang đến câu chuyện của nông dân Hoàng Duy Thành với mô hình trồng cây dó bầu tạo trầm hương hàng trăm héc-ta tại vùng đất cao nguyên xanh - Lâm Đồng.

Khát vọng nâng tầm giá trị sản phẩm Việt của hai nông dân trẻ

An Nhiên |

Dừng chân tại Long An - mảnh đất trù phú của đồng bằng Sông Cửu Long, Nông dân xin chào mang đến câu chuyện của hai nông dân trẻ - Nguyễn Phương Hoàng Cương - Phạm Thị Ngọc Bích với mô hình trồng sâm bố chính.

Nông dân Lê Văn Bo đổi đời từ khởi nghiệp trồng sen hữu cơ

An Nhiên |

Điểm dừng tại thủ phủ sen hồng tỉnh Đồng Tháp, Nông dân xin chào tập 28 đưa khán giả đến cánh đồng sen của anh Lê Văn Bo, với hành trình 10 năm không ngừng cố gắng phát triển và sản xuất các nông sản từ sen.

Nông dân Phan Văn Thà 70 tuổi vẫn “say mê” nông nghiệp như ngày đầu tiên

An Nhiên |

Nông dân xin chào tuần này mang đến câu chuyện của Phan Văn Thà - nhân vật có hơn 40 năm kinh nghiệm làm nông ở tỉnh Tây Ninh, phát triển mô hình trồng cây cao su kết hợp “đa cây ăn trái”.