Khát vọng nâng tầm giá trị sản phẩm Việt của hai nông dân trẻ

An Nhiên |

Dừng chân tại Long An - mảnh đất trù phú của đồng bằng Sông Cửu Long, Nông dân xin chào mang đến câu chuyện của hai nông dân trẻ - Nguyễn Phương Hoàng Cương - Phạm Thị Ngọc Bích với mô hình trồng sâm bố chính.

Là đôi bạn thân cùng sinh sống tại Long An, từ tình bạn đơn thuần, Hoàng Cương và Ngọc Bích đã cùng gắn kết hợp tác kinh doanh với mô hình sâm bố chính, đem về lợi nhuận cao mỗi năm.

Thời gian đầu khởi nghiệp trải qua nhiều thất bại, hai cô gái trẻ không nản chí mà vẫn quyết tâm theo đuổi. Sau nhiều lần rút kinh nghiệm và tìm tòi học hỏi, đến năm 2019, mô hình sâm của Hoàng Cương và Ngọc Bích đã thành công.

Xuất phát điểm từ con số 0 nhưng với niềm mong muốn được cống hiến cho vùng đất mình được sinh ra luôn “sôi sục” nơi mỗi người.

Cả hai tâm sự: “Từ nhỏ chúng tôi đã chứng kiến công việc làm nông, nên khi trưởng thành tôi muốn nghiên cứu một loại dược liệu góp phần phát triển kinh tế. Và muốn người Việt Nam được sử dụng những sản phẩm tốt của người Việt”.

Khát vọng được nâng tầm giá trị Việt luôn thôi thúc hai cô nông dân trẻ, do vậy mặc dù đi đến vùng đất khác, họ vẫn muốn quay về quê hương để phát triển mô hình sâm độc đáo.

Để đạt được thành công như hiện tại, đôi bạn thân đã trải qua hành trình vô cùng gian nan, Hoàng Cương chia sẻ: “Chúng tôi đã thất bại suốt mấy năm liền, không phải trồng một cái là thành công liền. Có những lúc mệt mỏi muốn dừng lại”.

Ngay khi cả hai nghĩ đến việc bỏ cuộc, các nhà đầu tư xuất hiện và giúp đỡ họ sản xuất những sản phẩm chất lượng. Hơn nữa, nhà máy của hai chị đã được chứng nhận đạt chuẩn FDA của Cục Dược phẩm Hoa Kỳ.

Không chỉ vậy, khi dịch COVID-19 bùng nổ, bộ đôi đã góp sức hỗ trợ nhân sâm, nấu các món ăn tốt cho sức khỏe phục vụ cho tuyến đầu chống dịch.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Một sinh viên Ngoại thương hứa dành 50% số tiền làm từ thiện

An Nhiên |

Xuất hiện tại “Đấu trường siêu Việt”, Nguyễn Hoàng Nghĩa cho biết, nếu chinh phục được 300 triệu đồng, anh sẽ dành 50% tiền thưởng để làm từ thiện.

Nông dân Lê Văn Bo đổi đời từ khởi nghiệp trồng sen hữu cơ

An Nhiên |

Điểm dừng tại thủ phủ sen hồng tỉnh Đồng Tháp, Nông dân xin chào tập 28 đưa khán giả đến cánh đồng sen của anh Lê Văn Bo, với hành trình 10 năm không ngừng cố gắng phát triển và sản xuất các nông sản từ sen.

Nông dân Phan Văn Thà 70 tuổi vẫn “say mê” nông nghiệp như ngày đầu tiên

An Nhiên |

Nông dân xin chào tuần này mang đến câu chuyện của Phan Văn Thà - nhân vật có hơn 40 năm kinh nghiệm làm nông ở tỉnh Tây Ninh, phát triển mô hình trồng cây cao su kết hợp “đa cây ăn trái”.

Lê Thành Nhân - Chàng nông dân nâng tầm gạo Việt

An Nhiên |

Đến với Đồng Tháp, Nông dân xin chào sẽ đưa khán giả gặp gỡ nông dân Lê Thành Nhân để tìm hiểu về mô hình cây lúa huyết rồng và nghe anh tâm sự những khó khăn khi mới bắt đầu khởi nghiệp.

Một sinh viên Ngoại thương hứa dành 50% số tiền làm từ thiện

An Nhiên |

Xuất hiện tại “Đấu trường siêu Việt”, Nguyễn Hoàng Nghĩa cho biết, nếu chinh phục được 300 triệu đồng, anh sẽ dành 50% tiền thưởng để làm từ thiện.

Nông dân Lê Văn Bo đổi đời từ khởi nghiệp trồng sen hữu cơ

An Nhiên |

Điểm dừng tại thủ phủ sen hồng tỉnh Đồng Tháp, Nông dân xin chào tập 28 đưa khán giả đến cánh đồng sen của anh Lê Văn Bo, với hành trình 10 năm không ngừng cố gắng phát triển và sản xuất các nông sản từ sen.

Nông dân Phan Văn Thà 70 tuổi vẫn “say mê” nông nghiệp như ngày đầu tiên

An Nhiên |

Nông dân xin chào tuần này mang đến câu chuyện của Phan Văn Thà - nhân vật có hơn 40 năm kinh nghiệm làm nông ở tỉnh Tây Ninh, phát triển mô hình trồng cây cao su kết hợp “đa cây ăn trái”.

Lê Thành Nhân - Chàng nông dân nâng tầm gạo Việt

An Nhiên |

Đến với Đồng Tháp, Nông dân xin chào sẽ đưa khán giả gặp gỡ nông dân Lê Thành Nhân để tìm hiểu về mô hình cây lúa huyết rồng và nghe anh tâm sự những khó khăn khi mới bắt đầu khởi nghiệp.