Có nhất thiết phải... dứt tình?

LÊ AN NHIÊN |

Kiện ra tòa là cách giải quyết cuối cùng của một mối quan hệ lao động. Tuy nhiên, nhiều vụ kiện, cả người lao động và doanh nghiệp thay vì đạt được quyền lợi thì phải chịu nhiều tổn thất.

Kẻ u đầu, người mẻ trán

“Chị suy nghĩ kỹ chưa? Có nhất thiết phải kiện ra tòa không? Hay dừng ở hòa giải?” – Tôi hỏi người phụ nữ đối diện. Chị vốn là trưởng chi nhánh một công ty chuyên về thực phẩm sạch tại TPHCM. Chị khẳng định chắc nịch: “Tôi sẽ kiện bởi tôi kiện chắc chắn tôi sẽ thắng”.

Câu chuyện của chị, nếu chỉ nhìn một phía từ người lao động, nghe chị trình bày, nhiều người sẽ có cùng suy nghĩ, chị sẽ thắng kiện. Chị vốn là lao động có kinh nghiệm, được công ty tuyển dụng vào vị trí quản lý với hợp đồng lao động 1 năm mà không qua thử việc. Tuy nhiên, vì công việc khá mới mẻ, lại chưa từng làm việc ở vị trí quản lý nên chị không hoàn thành nhiệm vụ. Công ty nhiều lần nhắc nhở nhưng hiệu quả công việc của chị không cải thiện, khiến cho việc kinh doanh của chi nhánh trì trệ. Công ty họp và ra quyết định điều chuyển chị sang vị trí mới, không còn làm trưởng chi nhánh, lương giữ nguyên theo hợp đồng.

Tuy nhiên, khi khiếu nại đến cơ quan báo chí, cơ quan chức năng, chị lại đưa ra lý do là “Do thấy tôi có bầu, ban giám đốc nghĩ rằng, tôi không đủ sức quản lý chi nhánh nên đã cắt chức của tôi, chuyển tôi sang vị trí mới. Điều chuyển lao động nữ khi người đó đang mang bầu khiến tâm lý tôi bất ổn, ảnh hưởng đến thai nhi”. Tại các buổi làm việc với các cơ quan chức năng cũng như cơ quan báo chí, chị không đưa ra các thư, cũng như văn bản nhắc nhở về việc chị không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có sai sót làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của chi nhánh và công ty. Nhiều người nếu chỉ nghe một mình chị trình bày, cũng sẽ đồng thuận với chị rằng “công ty đã sai và nếu kiện chắc chắn chị sẽ thắng”.

Làm việc với công ty, ban giám đốc đưa ra các bằng chứng về việc người lao động không hoàn thành nhiệm vụ, ảnh hưởng đến việc kinh doanh, tất cả các văn bản đều có xác nhận của chính chị. Đặc biệt, khi điều chuyển sang vị trí mới, công ty không hề giảm lương của người lao động, ít nhất trong 6 tháng tới, trong khi ở vị trí mới, công việc nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đại diện công ty trình bày: “Tại các buổi làm việc với cơ quan chức năng, người lao động khăng khăng sẽ kiện công ty ra tòa. Chúng tôi đã cố gắng thuyết phục, sẽ ngồi lại thỏa thuận để tìm hướng giải quyết tốt nhất nhưng người lao động không chịu. Tôi thấy chị ấy đã dứt tình với chúng tôi thì thôi chúng tôi sẽ theo ra tòa”.

Cân nhắc trước khi đưa vụ việc ra tòa

Sau gần 2 năm đi kiện, qua các cấp tòa sơ thẩm, phúc thẩm, vụ án của chị và công ty vẫn chưa được khép lại. Mới đây, chị gửi đơn đến các cơ quan báo chí, yêu cầu can thiệp để tòa xử lý nhanh vụ án của chị.

“Sau 2 năm theo đuổi vụ kiện, tôi thấy mình thật sai lầm. Ngay từ đầu, khi nghe luật sư tư vấn, tôi thấy bùi tai nên quyết đi kiện, cứ nghĩ đòi được cả trăm triệu tiền bồi thường, đòi được danh dự nhưng không phải vậy. Mình có chứng cứ, công ty cũng có chứng cứ, hai bên tranh luận hết cấp tòa rồi, phúc thẩm đang trả đơn yêu cầu sơ thẩm xem xét lại… Tôi mệt mỏi, công ty cũng thiệt hại. Họ mới đầu tư vào TPHCM, dính ngay vụ kiện, nghĩ lại thấy cũng tội mà bát nước tôi đã đổ đi rồi, làm sao lấy lại” – Chị thở dài.

“Phải chi hồi đó mình đừng có đi kiện. Gần 3 năm, công việc trì trệ, tài chính cạn kiệt và nhan sắc thì tàn tạ…” – Chị H, vốn là giám đốc nhân sự của một công ty về tài chính, đúc kết.

Sau gần 5 năm, kể từ khi bắt đầu đi kiện công ty, chị mới tìm được công việc mới vào đầu tháng rồi. Mặc dù mức lương và vị trí không được như trước nhưng với chị như vậy cũng đã quá ổn. Chị chia sẻ: “Ban đầu cứ nghĩ đi kiện sẽ thắng, sẽ đòi được những quyền lợi xứng đáng thuộc về mình nhưng đó chỉ là suy nghĩ một phía từ mình, nó hoàn toàn chủ quan. Đúng sai thế nào, có vi phạm pháp luật hay không còn liên quan đến nhận định của tòa, căn cứ vào quy định của pháp luật, nhiều khi nghe tư vấn, tưởng đâu mình đòi được vài trăm triệu nhưng khi tòa đưa ra xử, gần như trắng tay”.

Chị cho biết, công việc ngưng trệ, thu nhập không có, mọi chi tiêu trong gia đình lúc đó trông cậy vào chồng. Vì theo đuổi vụ kiện, chị không còn sức để có thể lo cho hai đứa con. Kết thúc hai phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, chị được bồi thường 30 triệu đồng. 30 triệu đồng cho gần 3 năm theo đuổi vụ kiện, chưa kể những hao tổn về vật chất, tinh thần. Nhưng cái tổn thất lớn nhất mà phải trả giá đó là việc chị xin đi làm trở lại rất khó khăn.

Chị bộc bạch: “Công ty cũ của tôi thông báo trường hợp của tôi tới các nhóm nhân sự, các công ty dịch vụ lao động khiến tôi rất khó khăn để đi tìm việc mới. Tôi phỏng vấn ở nhiều công ty, ở đâu họ cũng hỏi lý do tôi nghỉ việc, họ muốn gọi điện về cho một người nào đó ở công ty chia sẻ về tôi, sau đó họ kiểm tra lại thông tin của tôi từ nhiều nguồn khác. Một số công ty ban đầu rất cởi mở, rất hài lòng với tôi, sau đó thì im lặng, không tuyển nữa sau khi kiểm tra lại thông tin. Tôi chật vật như vậy gần 2 năm trời. Sau đó, qua một người sếp cũ của tôi ở chính công ty cũ giới thiệu tôi sang một chỗ làm mới. Vị sếp đó hiểu câu chuyện của tôi, hiểu tính tình của tôi, người đó đã lấy uy tín của mình ra cam kết về năng lực của tôi với chỗ làm mới. Tôi được nhận vào làm việc, chính là nhờ sếp cũ. Có lẽ, đó là một bài học mà tôi không bao giờ quên”.

Ông Trần Văn Triều – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật LĐLĐ TPHCM, nêu quan điểm: “Để đòi quyền lợi chính đáng và hợp pháp của mình thì người lao động có nhiều cách, qua hòa giải tại cơ sở, qua hòa giải viên lao động, hòa giải tại cơ quan chức năng và công đoàn là một bên tham gia để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trừ những doanh nghiệp không chịu thỏa thuận, cố chấp, biết sai nhưng không sửa mà còn thách thức thì người lao động mới kiện ra tòa, còn trong nhiều trường hợp khác, khi doanh nghiệp nhận ra thiếu sót, chấp nhận hòa giải thì người lao động cũng nên chấp nhận. Người lao động kiện ra tòa để đòi quyền lợi không có gì là xấu cả tuy nhiên trước khi kiện cần phải nhìn nhận thấu đáo, đánh giá được mất, khả năng thắng và thua kiện để cân nhắc kỹ”.

LÊ AN NHIÊN
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp lớn “khát” nhân sự cấp cao

KHÁNH NINH |

Theo khảo sát của Tập đoàn ManpowerGroup năm 2018 có 45% nhà tuyển dụng toàn cầu cho biết có khó khăn hơn so với năm trước. Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao tăng ít nhất 20% mỗi năm. Với những ngành đặc thù như công nghệ thông tin, tài chính và kỹ thuật, việc doanh nghiệp tìm kiếm nhân sự cấp cao càng khó khăn hơn.

Công nghệ 4.0 len lỏi vào nghề giúp việc nhà

Châm Bùi - Kim Nho |

Tiếp nối những dịch vụ tích hợp của công nghệ 4.0 như Uber, Grap, hàng loạt những ứng dụng giúp làm việc nhà đã xuất hiện với nhiều tiện ích. Nhiều gia đình bận rộn hiện nay đã có thể thuê người giúp việc theo giờ, theo ngày mà không mất chi phí hay quá nhiều thời gian đến trung tâm tìm việc.

Dấn thân vì người lao động

LÊ TUYẾT |

Dám nghĩ, dám làm, khéo léo trong thương lượng với chủ doanh nghiệp (DN)… những người cán bộ công đoàn (CĐ) ở cơ sở đã mang đến những quyền lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) ở DN của mình.

Để lao động trẻ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cho ngành mới

LÊ AN NHIÊN |

Những năm gần đây, một số ngành mới được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, mở rộng ở Việt Nam đặc biệt là năng lượng sạch… kéo theo cần lượng lớn đội ngũ nhân lực. Như vậy, lực lượng lao động và các trường đào tạo cần có sự chuẩn bị như thế nào để sẵn sàng cho lĩnh vực khá mới mẻ này?

Doanh nghiệp lớn “khát” nhân sự cấp cao

KHÁNH NINH |

Theo khảo sát của Tập đoàn ManpowerGroup năm 2018 có 45% nhà tuyển dụng toàn cầu cho biết có khó khăn hơn so với năm trước. Tại thị trường Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao tăng ít nhất 20% mỗi năm. Với những ngành đặc thù như công nghệ thông tin, tài chính và kỹ thuật, việc doanh nghiệp tìm kiếm nhân sự cấp cao càng khó khăn hơn.

Công nghệ 4.0 len lỏi vào nghề giúp việc nhà

Châm Bùi - Kim Nho |

Tiếp nối những dịch vụ tích hợp của công nghệ 4.0 như Uber, Grap, hàng loạt những ứng dụng giúp làm việc nhà đã xuất hiện với nhiều tiện ích. Nhiều gia đình bận rộn hiện nay đã có thể thuê người giúp việc theo giờ, theo ngày mà không mất chi phí hay quá nhiều thời gian đến trung tâm tìm việc.

Dấn thân vì người lao động

LÊ TUYẾT |

Dám nghĩ, dám làm, khéo léo trong thương lượng với chủ doanh nghiệp (DN)… những người cán bộ công đoàn (CĐ) ở cơ sở đã mang đến những quyền lợi tốt hơn cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) ở DN của mình.

Để lao động trẻ sẵn sàng đáp ứng yêu cầu cho ngành mới

LÊ AN NHIÊN |

Những năm gần đây, một số ngành mới được các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, mở rộng ở Việt Nam đặc biệt là năng lượng sạch… kéo theo cần lượng lớn đội ngũ nhân lực. Như vậy, lực lượng lao động và các trường đào tạo cần có sự chuẩn bị như thế nào để sẵn sàng cho lĩnh vực khá mới mẻ này?