Công nhân thời vụ bế tắc khi bị nợ tiền công

THÙY TRANG |

Gần một tháng qua, hàng chục công nhân thuộc các tổ thi công công trình Trung tâm Thương mại Hòa Bình Green (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) cố bám trụ, mòn mỏi đợi tiền công. Hơn 2 tháng trước, họ bất ngờ được thông báo công trình ngừng thi công, chủ thầu thì phủi tay thông báo “hết tiền chi trả” theo hợp đồng. Nhiều anh em tổ đội trưởng các nhóm thi công phải cắm sổ đỏ, máy móc để lo cơm từng bữa.

Công nhân cắm sổ đỏ để cầm hơi… đòi nợ!

Công trình Trung tâm thương mại Hòa Bình Green tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng khởi công xây dựng từ 10.2017. Trong đó, nhà thầu phụ là Cty CP XD TM Sao Tháng Tám Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội đã ký hợp đồng với 6 tổ thi công các hạng mục đổ bê tông, thép, cốt pha,… Vậy nhưng ngày 11.6 vừa qua, khi công nhân quay lại làm việc thì ban quản lý công trình đột ngột thông báo tạm dừng thi công.

Lúc này, hơn 100 công nhân tá hoả liên lạc với chủ thầu thì nhận được câu trả lời “hết tiền chi trả”. Thậm chí, sau thông báo ngừng thi công, chủ dự án đã cho bảo vệ đuổi tất cả công nhân ra khỏi lán, dỡ sạch chỗ ở trước đây. Anh Phạm Diệu Trị - Tổ Trưởng tổ Sắt thép cho biết, công trình đã hoạt động cầm chừng từ tháng 3.2018, nhà thầu bắt đầu nợ tiền công và kéo dài thời gian làm việc. Theo các tổ đội trưởng, hiện tại số tiền chủ thầu là Cty Sao Tháng Tám còn nợ 6 tổ thi công là khoảng 500 triệu đồng.

Trước tình cảnh trên, nhiều tổ đội trưởng phải đứng ra cầm cố tài sản để có tiền cơm từng ngày cho anh em công nhân. Anh Trần Minh Toại - Đội trưởng đội Bê tông nói với giọng buồn rầu: “Cái chứng minh nhân dân của anh em không biết cầm cố ở quán cơm bao nhiêu lần nữa. Từ máy tính, máy móc, đến cả sổ đỏ nhà chúng tôi cũng mang ra cắm ở quán cơm để anh em có bữa cơm qua ngày với hy vọng sẽ đòi được tiền công. Nhiều đội phải tính đến chuyện lo tiền xe cho thợ về quê, hoặc bỏ vào TPHCM để tìm việc mới”.

Cầu cứu ai thấu đây?

Cả 6 tổ đội bị nợ lương trên đều là những nhóm thợ làm theo thời vụ, hợp đồng ngắn hạn với chủ thầu. Bản thân các lao động không có hợp đồng lao động với tổ đội trưởng nên việc người đại diện đòi quyền lợi gần như không có.

Sau sự việc các công nhân tập trung đông trước công trình giữa tháng 8 vừa qua, anh Phạm Diệu Trị - Tổ trưởng Tổ sắt cho biết, chủ đầu tư dự án đã liên lạc với nhiều tổ đội để tìm cách giải quyết số tiền nợ cho anh em công nhân.

Thế nhưng, sau hai tuần, sau khi đại diện chủ nhà thầu Sao Tháng Tám đối chiếu, rà soát lại hợp đồng và chốt số tiền công thực nợ để có cơ sở yêu cầu chủ thầu là Cty Sao Tháng Tám giải quyết thì đến nay các nhóm thợ vẫn chưa có được thông tin gì.

Trao đổi về vấn đề này, ông Hoàng Bách Tùng – Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Sơn Trà cho biết, sau khi tiếp nhận đơn thư của các nhóm thợ về sự việc trên, quận Sơn Trà đã thành lập đoàn bao gồm các cơ quan liên quan như LĐLĐ quận, Phòng LĐTBXH đến làm việc với chủ dự án trên. Qua đó, quận đã yêu cầu đơn vị này phải đứng ra làm việc với người lao động và chủ thầu – nơi nợ lương của các công nhân. Tuy nhiên, do công ty Sao Tháng Tám có trụ sở tại Hà Nội nên hiện nay, Phòng LĐTBXH quận đã chuyển hồ sơ qua Toà án để họ liên kết với Công an, xem xét triệu tập và xử lý.

Không phải lần đầu!

Ông Hoàng Bách Tùng chia sẻ thêm, đây không phải là lần đầu có sự việc các nhóm công nhân bị nợ lương như trên. Tại địa bàn quận Sơn Trà, hàng năm đều tiếp nhận nhiều vụ việc các nhóm công nhân làm thuê, bị nợ lương, chủ doanh nghiệp bỏ trốn và đặc biệt, họ không thuộc công ty nào cụ thể nên không có người đại diện hay tổ chức công đoàn đứng ra bảo vệ quyền lợi.

“Nếu như với các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, có đại diện người lao động, phía LĐLĐ quận và thành phố có thể phát hiện những sự việc người lao động bị xâm phạm quyền lợi từ rất sớm để tìm cách xử lý bằng đối thoại và cao nhất là khởi kiện. Điều đó khiến cho doanh nghiệp có sự ràng buộc nhất định. Mọi việc đều có thể dễ xử lý hơn rất nhiều”, ông Tùng chia sẻ.

Được biết, đa phần các nhóm lao động này, trong tay họ chỉ có những bản hợp đồng làm cơ sở. Còn các đội thợ cũng không có hợp đồng lao động cụ thể. Hơn nữa, họ đều là những lao động ở địa phương khác đến, làm việc theo thời vụ, theo công trình nhận rồi lại đi. Đến khi doanh nghiệp bỏ trốn hay không trả nợ, họ vướng vào cảnh đi không được ở không xong. Ngay cả việc đòi quyền lợi cho mình cũng không biết phải làm cách nào nên mới xảy ra việc tụ tập trước doanh nghiệp, thậm chí là xô xát, đập phá, vô tình lại vi phạm pháp luật. Đó cũng chính là sự thiệt thòi của những công nhân lao động làm thời vụ, đặc biệt công nhân công trình.

“Thời gian gần đây, với những vụ việc trên, LĐLĐ quận cũng đã có kiến nghị cần yêu cầu chủ dự án phải có trách nhiệm hơn. Ví dụ như họ phải đứng ra đối thoại với các bên để tìm cách giải quyết nhưng điều đó cũng chỉ giúp được phần nào chứ chưa giải quyết được mọi chuyện. Người lao động nên lựa chọn những công ty, doanh nghiệp để được kí kết hợp đồng cụ thể, để nếu có chuyện gì xảy ra, cơ quan chức năng sẽ dễ dàng bảo vệ quyền lợi hơn là những tổ đội, nhóm tự phát”, ông Tùng chia sẻ.

THÙY TRANG
TIN LIÊN QUAN

Hành trình ngàn cây số và gần nửa thế kỷ nổi trôi của một làng nghề

BẢO TRUNG |

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, đẩy mắt nhìn lại, không ít người dân ở đây vẫn còn đó những nỗi niềm, trăn trở và nghĩ suy với cái nghề đưa họ đi qua những tháng năm hàn vi, cơ cực...

Vui khỏe cùng thể dục

QUỐC THIÊN |

Chương trình luyện tập, rèn luyện thể dục thể thao tại các doanh nghiệp, đơn vị được người lao động rất ủng hộ vì mang đến sự thoải mái về thể chất lẫn tinh thần.

15 năm thầm lặng hút đinh trên quốc lộ 1A

KIM NHO |

Giữa nhịp sống xô bồ, ở đâu đấy vẫn có những con người làm nhiều việc nghĩa nhưng chẳng cần ai biết đến, chẳng cần khen ngợi cũng không so đo xem mình sẽ được những lợi lộc gì, và anh Đinh Minh Cảnh (ngụ xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TPHCM) là một người như thế.

Sâm Ngọc Linh và ước mơ vươn ra thế giới

THUỲ TRANG – XUÂN HẬU |

Là một trong năm loại sâm quý của thế giới, được Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia, nhưng sâm Ngọc Linh vẫn đang phát triển hạn chế về cả phương pháp trồng, diện tích nhỏ. Phương án di thực cây còn vướng mắc bởi giống, an ninh sâm chưa đảm bảo khiến sâm Ngọc Linh chưa thể bức phá. Tỉnh Quảng Nam kiến nghị, Chính phủ cần đầu tư, nghiên cứu để đưa cây sâm Ngọc Linh trở thành nền công nghiệp như nhiều nước trên thế giới.

Hành trình ngàn cây số và gần nửa thế kỷ nổi trôi của một làng nghề

BẢO TRUNG |

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, đẩy mắt nhìn lại, không ít người dân ở đây vẫn còn đó những nỗi niềm, trăn trở và nghĩ suy với cái nghề đưa họ đi qua những tháng năm hàn vi, cơ cực...

Vui khỏe cùng thể dục

QUỐC THIÊN |

Chương trình luyện tập, rèn luyện thể dục thể thao tại các doanh nghiệp, đơn vị được người lao động rất ủng hộ vì mang đến sự thoải mái về thể chất lẫn tinh thần.

15 năm thầm lặng hút đinh trên quốc lộ 1A

KIM NHO |

Giữa nhịp sống xô bồ, ở đâu đấy vẫn có những con người làm nhiều việc nghĩa nhưng chẳng cần ai biết đến, chẳng cần khen ngợi cũng không so đo xem mình sẽ được những lợi lộc gì, và anh Đinh Minh Cảnh (ngụ xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TPHCM) là một người như thế.

Sâm Ngọc Linh và ước mơ vươn ra thế giới

THUỲ TRANG – XUÂN HẬU |

Là một trong năm loại sâm quý của thế giới, được Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia, nhưng sâm Ngọc Linh vẫn đang phát triển hạn chế về cả phương pháp trồng, diện tích nhỏ. Phương án di thực cây còn vướng mắc bởi giống, an ninh sâm chưa đảm bảo khiến sâm Ngọc Linh chưa thể bức phá. Tỉnh Quảng Nam kiến nghị, Chính phủ cần đầu tư, nghiên cứu để đưa cây sâm Ngọc Linh trở thành nền công nghiệp như nhiều nước trên thế giới.