Sâm Ngọc Linh và ước mơ vươn ra thế giới

THUỲ TRANG – XUÂN HẬU |

Là một trong năm loại sâm quý của thế giới, được Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia, nhưng sâm Ngọc Linh vẫn đang phát triển hạn chế về cả phương pháp trồng, diện tích nhỏ. Phương án di thực cây còn vướng mắc bởi giống, an ninh sâm chưa đảm bảo khiến sâm Ngọc Linh chưa thể bức phá. Tỉnh Quảng Nam kiến nghị, Chính phủ cần đầu tư, nghiên cứu để đưa cây sâm Ngọc Linh trở thành nền công nghiệp như nhiều nước trên thế giới.

Phát triển nhưng chưa đúng tầm

Sâm Ngọc Linh được đánh giá là một trong năm loại sâm quý của thế giới, là một trong những lâm sản ngoài gỗ (LSNG) điển hình với giá trị kinh tế cao. Năm 2015, Chính phủ đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh – Sâm Việt Nam” đến năm 2030 với tổng mức đầu tư lên đến trên 9.000 tỷ đồng. Tháng 6.2017, sâm Ngọc Linh chính thức được Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia. Có thể nói LSNG là một nguồn tài nguyên tái sinh vô cùng quý giá của cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng và của cả nước nói chung.

Trước đây, cây sâm Ngọc Linh chỉ được phân bố tự nhiên trên độ cao từ 1.500m ở xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Tuy nhiên, sau thời gian, sâm Ngọc Linh đã được phát triển và trồng tại 7 xã thuộc vùng địa danh được bảo hộ chỉ dẫn địa lí tại huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Ngoài ra, sâm Ngọc Linh cũng đã được nghiên cứu di trồng bước đầu cho kết quả tốt tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và xã Ch’ơm, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Trồng Sâm Ngọc Linh được kì vọng sẽ là mô hình hiệu quả trong xóa đói, giảm nghèo, tăng giàu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của Việt Nam. Đến nay, việc áp dụng khoa học công nghệ vào nghiên cứu, bảo tồn và phát triển sâm đã gặt hái được nhiều thành quả như tỷ lệ hạt nẩy mầm được nâng lên 85%, tỷ lệ cây giống xuất vườn trên 70%, tỷ lệ sống ở vườn trồng đạt trên 85%. Ứng dụng quy trình nuôi cấy mô tế bào thực vật nhân giống sâm Ngọc Linh đạt kết quả ở việc tạo cây con nuôi cấy mô ở phòng thí nghiệm. Kết quả của nghiên cứu về di thực đã bước đầu cho thấy có khả năng di thực cây sâm Ngọc Linh đến những vùng khác có điều kiện tương đồng.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát triển sâm Ngọc Linh thành chuỗi giá trị trong phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số gặp không ít khó khăn. Theo ông Phạm Viết Tích – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam: “Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có hệ tiêu chuẩn - quy trình chuẩn trong nhân giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sâm Ngọc Linh để có thể áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh. Sản phẩm từ sâm Ngọc Linh vẫn chưa đa dạng, chưa phát huy hết tiềm năng cũng như tác dụng của sâm Ngọc Linh, đặc biệt là ở các dòng sản phẩm về mỹ phẩm. Việc triển khai cấp phép quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh còn chậm trễ. Công tác kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh sâm Ngọc Linh giả, không rõ nguồn gốc còn nhiều khó khăn, chủ yếu dự vào đánh giá cảm quan, kinh nghiệm thực tiễn của người dân và cán bộ”.

Cũng theo ông Tích, việc quan tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ đối với sâm Ngọc Linh còn rất hạn chế. Cụ thể, ở Hàn Quốc, đã có 6.000 báo cáo khoa học, trong đó có 3.774 công bố quốc tế, còn ở nước ta chỉ có 27 công bố quốc tế, báo cáo khoa học còn rất ít. Bên cạnh đó, yếu tố nhân lực vẫn chưa được đảm bảo. Người nông dân tham gia các hoạt động trồng sâm chưa có những kỹ năng, kiến thức để phát triển và bảo tồn giống sâm Ngọc Linh. Người dân tộc thiểu số vẫn theo lối tư duy canh tác nhỏ lẻ, chưa theo mô hình canh tác cụ thể nào.

“Để phát triển sâm Ngọc Linh trở thành một ngành công nghiệp ở Việt Nam thì chúng ta cần phải bắt tay ngay vào việc rà soát, đánh giá lại tất cả các nghiên cứu liên quan đến cây sâm Ngọc Linh, đặc biệt là sớm triển khai nghiên cứu Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia sâm Việt Nam để ban hành quy trình kỹ thuật chuẩn trong nhân giống, trồng, chăm sóc, bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sâm Ngọc Linh dưới tán rừng và quy mô công nghiệp. Chúng ta nên xây dựng cơ chế quản lý và cơ chế tài chính thông thoáng, khuyến khích huy động được các nhà khoa học đầu ngành, các cơ quan nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về sâm Việt Nam. Bên cạnh đó, phải ban hành cơ chế mở để các doanh nghiệp tham gia vào quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu về sâm” – ông Tích đề nghị.

Hơn nữa, người nông dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số cần được phổ cập và tiếp cận kiến thức cũng như công nghệ trong trồng sâm để phát triển quy mô, cũng như gia tăng số lượng, đảm bảo chất lượng cho các giống sâm quý hiện nay. Việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cũng phải được thực hiện nhanh chóng để kiểm định chất lượng sâm. Trong đó, việc xây dựng trung tâm phân tích, kiểm nghiệm sâm Ngọc Linh tại tỉnh Quảng Nam là rất cần thiết. 

Người dân Quảng Nam phát triển trồng sâm dưới tán rừng để làm giàu tuy nhiên diện tích còn hạn chế.
Người dân Quảng Nam phát triển trồng sâm dưới tán rừng để làm giàu tuy nhiên diện tích còn hạn chế.

Đưa sâm lên thành ngành công nghiệp

Ông Hồ Quang Bửu – Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho biết, nếu trước đây chúng ta vẫn chưa có những quy hoạch cũng như quản lí của địa phương đối với loại cây sâm Ngọc Linh này, chưa hình thành được vùng trồng có giá trị lâu dài thì hiện nay, việc trồng sâm Ngọc Linh phát triển rất mạnh, có 1.500 hộ trồng sâm, đăng kí trên 2.500 ha. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân đã thay đổi rõ rệt, người dân đã quyết giữ rừng để trồng sâm, giá trị kinh tế của sâm đem lại rất cao nên người dân đã tự tuyên truyền lẫn nhau giữ rừng, phục hồi rừng.

Tuy nhiên, mặc dù có được những điều kiện thuận lợi và ý thức của người dân trong việc giữ rừng trồng sâm nhưng Ngọc Linh vẫn chưa thể bức phá để khẳng định giá trị của mình ra thế giới. “Hiện chỉ có 6 doanh nghiệp và 1 tập đoàn đã được tỉnh đồng ý cho tham gia việc trồng sâm tại Quảng Nam. Đây là con số rất nhỏ, so với việc sâm Ngọc Linh một trong 5 loại sâm quý của Thế giới. Nếu các nước như Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Triều Tiên, Nga đã có nền công nghiệp sâm thì hiện nay chúng ta vẫn chưa có chuẩn” – ông Bửu cho hay.

Từ thực tế đó, ông Bửu kiến nghị, Việt Nam nên có dự án di thực cây sâm Ngọc Linh, trước mắt là ra 122 huyện, làm đa dạng các sản phẩm sâm. “Riêng tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đề nghị cần nâng cấp đường huyết mạch quốc lộ 40B. Dù là thủ phủ sâm của quốc gia nhưng đường ở đây vẫn nhỏ, chưa thuận tiện đi lại. Cần có tuyến đường cấp 4 để phát triển thêm 5.600ha khả năng trồng sâm. Chính phủ nên có dự án quốc gia, di thực sâm này ra những vùng miền khác. Bởi muốn có nền công nghiệp sâm thì phải có vùng nguyên liệu rộng lớn. Bên cạnh đó, hiện chúng ta có gần 100 sản phẩm thực phẩm chức năng về sâm nhưng chưa phải nhiều” – ông Bửu đề nghị.

Vấn đề an ninh sâm cũng được ông Bửu nhắc tới khi cây tam thất hoang đang bị các thương lái trục lợi làm giả vì chúng giống 90 % hình dáng sâm Ngọc Linh. “Chính phủ nên hỗ trợ thuế đất trồng cho các doanh nghiệp trồng sâm. Tại Hàn Quốc, doanh nghiệp nào làm sâm thì hỗ trợ nguồn vốn cụ thể để giúp doanh nghiệp. Chúng ta cũng cần xúc tiến làm sao để một số tập đoàn lớn của Việt Nam vào cuộc. Có như vậy cây sâm Ngọc Linh mới bước ra thế giới, khẳng định được giá trị và mang thương hiệu Việt” – ông Bửu chia sẻ.

THUỲ TRANG – XUÂN HẬU
TIN LIÊN QUAN

Chàng trai vẽ tranh truyền thần nuôi ước mơ gây từ thiện cho trẻ em nghèo

ĐÌNH PHÙNG |

“Nhiều người nhìn tranh đều cho rằng tôi có học các lớp hội họa nhưng quả thật tất cả đều do bản thân tôi tự học hỏi. Có khoảng thời gian, ban ngày tôi lái xe tải chở hàng, tối về lại cặm cụi cầm bút chì hí hoáy vẽ. Đêm nào không đụng vào bút chì, tập giấy là thấy tay chân ngứa ngáy không tài nào ngủ được. Vì quá đam mê vẽ nên tôi nghỉ lái xe để dồn tâm sức vào những bức vẽ của mình”, anh Lâm tâm sự.

3 công ty khởi nghiệp được chọn tham dự trao đổi startup quốc tế

M.Q |

Ngày 12.8, 3 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đầu tiên lên đường sang Malaysia trong Chương trình trao đổi startup Việt Nam - Malaysia, do Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TPHCM (Saigon Innovation Hub - SIHUB) phối hợp cùng Trung tâm Phát triển Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Toàn cầu của Malaysia( MAGIC) triển khai.

Mơ ước làm luật sư dần lóe sáng

KIM ĐỒNG |

Từng mơ ước làm chiến sĩ công an nhưng do biến cố cuộc đời khiến em Lê Thị Hà Vi –cô bé bị cưa mất một chân bởi sự tắc trách của bác sĩ buộc em phải rẽ sang theo học ngành luật. Mơ ước này đối với em dần được lóe sáng khi em chính thức nhận được thông báo trúng tuyển, trở thành một tân sinh viên của Trường ĐH Luật TPHCM.

Giảng viên trẻ dạy tiếng Việt trên đất Lào

ANH NHÀN |

Họ, những người hàng ngày đứng trên bục giảng tại các trường ĐH ở Việt Nam và mỗi mùa hè, họ lại xung phong lên đường sang nước bạn Lào, dùng phấn trắng, bảng đen, và sức trẻ nhiệt huyết để tiếp tục công việc truyền đạt con chữ. Họ chính là hai giảng viên trẻ Nguyễn Thái Cường (Trường ĐH Luật TPHCM) và Nguyễn Thế Trường (Trường dự bị Đại học TPHCM).

Chàng trai vẽ tranh truyền thần nuôi ước mơ gây từ thiện cho trẻ em nghèo

ĐÌNH PHÙNG |

“Nhiều người nhìn tranh đều cho rằng tôi có học các lớp hội họa nhưng quả thật tất cả đều do bản thân tôi tự học hỏi. Có khoảng thời gian, ban ngày tôi lái xe tải chở hàng, tối về lại cặm cụi cầm bút chì hí hoáy vẽ. Đêm nào không đụng vào bút chì, tập giấy là thấy tay chân ngứa ngáy không tài nào ngủ được. Vì quá đam mê vẽ nên tôi nghỉ lái xe để dồn tâm sức vào những bức vẽ của mình”, anh Lâm tâm sự.

3 công ty khởi nghiệp được chọn tham dự trao đổi startup quốc tế

M.Q |

Ngày 12.8, 3 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đầu tiên lên đường sang Malaysia trong Chương trình trao đổi startup Việt Nam - Malaysia, do Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TPHCM (Saigon Innovation Hub - SIHUB) phối hợp cùng Trung tâm Phát triển Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo Toàn cầu của Malaysia( MAGIC) triển khai.

Mơ ước làm luật sư dần lóe sáng

KIM ĐỒNG |

Từng mơ ước làm chiến sĩ công an nhưng do biến cố cuộc đời khiến em Lê Thị Hà Vi –cô bé bị cưa mất một chân bởi sự tắc trách của bác sĩ buộc em phải rẽ sang theo học ngành luật. Mơ ước này đối với em dần được lóe sáng khi em chính thức nhận được thông báo trúng tuyển, trở thành một tân sinh viên của Trường ĐH Luật TPHCM.

Giảng viên trẻ dạy tiếng Việt trên đất Lào

ANH NHÀN |

Họ, những người hàng ngày đứng trên bục giảng tại các trường ĐH ở Việt Nam và mỗi mùa hè, họ lại xung phong lên đường sang nước bạn Lào, dùng phấn trắng, bảng đen, và sức trẻ nhiệt huyết để tiếp tục công việc truyền đạt con chữ. Họ chính là hai giảng viên trẻ Nguyễn Thái Cường (Trường ĐH Luật TPHCM) và Nguyễn Thế Trường (Trường dự bị Đại học TPHCM).