Đảm bảo an toàn cho lao động ngành xây dựng

Lê An Nhiên |

Thi công, xây dựng là một trong những ngành được ghi nhận là để xảy ra các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) cao nhất. TNLĐ không chỉ để lại hậu quả nặng nề cho người lao động (NLĐ) mà còn khiến NLĐ mặc cảm khi họ trở thành gánh nặng cho người thân, gia đình. Để đảm bảo an toàn cho người lao động (NLĐ) làm việc trong ngành này, ngoài trách nhiệm của nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước, NLĐ, còn có vai trò quan trọng của chủ đầu tư các công trình.

Ngành có số vụ tai nạn lao động cao nhất!

Chị L.T.P, vốn là công nhân sơn nước làm việc tại công trình S.T (Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM), mức lương chị nhận được là 350.000 đồng/ngày. Mới vào làm được 2 ngày, ngày 29.3.2018, chị gặp TNLĐ dẫn đến chấn thương nặng. Chị P. cho biết: “Khi tôi đang cùng với 2 công nhân khác đang sơn nước ở vách song lầu 6 của tòa nhà công trình thì móc giàn giáo bị gãy. Tôi rơi từ tầng 6 xuống tầng 3, vướng vào lưới bảo hiểm. Tôi được chồng tôi và bạn bè đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện quận Tân Bình và chuyển đến Bệnh viện 115”.

Hậu quả của vụ TNLĐ này, chị P. bị gãy xương đùi phải, gãy xương tay phải, vỡ gan, vỡ xương mặt, trật khớp háng trái phải nằm viện điều trị gần nửa tháng trời. Chị P. cho biết, phía nhà thầu không đóng các loại bảo hiểm nên khi bị tai nạn chị không được trợ cấp gì, trong khi đó, phía nhà thầu mới chỉ thanh toán tiền viện phí ở bệnh viện 115 và cho 1 chiếc xe lăn, ngoài ra, chị không nhận được các khoản hỗ trợ nào khác nên cuộc sống rất khó khăn.
Cha chị P., ông Lê Văn Lý cho biết thêm: “Con P. lên Sài Gòn từ năm 14 tuổi, đi làm hồ, làm sơn nước tới giờ. Hai vợ chồng có hai đứa con, lúc trước, vợ chồng còn khỏe thì con cái không phải lo, giờ con P. bị vầy, tiền thuốc thang không có mà điều trị thì con cái không biết tính sao. Con P. xuất viện về nhà trọ, chồng nó chạy vạy lo tiền thuốc thang, chăm sóc, không đi làm được nên cuộc sống túng quẫn. Tôi đưa nó về quê nghỉ ngơi, chăm sóc. Về quê, tay chân nó đau hoài, đưa đi bệnh viện kiểm tra thì thấy xương tay, xương chân bị gãy khúc mà bệnh viện trên Sài Gòn không phát hiện để trị”. Gần giữa tháng 5, ông Lý lại vay mượn tiền, đưa con gái từ An Giang lên Sài Gòn để tiếp tục điều trị.

Thông tin từ Sở LĐTBXH TPHCM cho biết, năm 2017, trên địa bàn toàn TP đã xảy ra tới 1.492 vụ TNLĐ với 1.508 người bị nạn, trong đó có 102 người chết. Tổng thiệt hại do các vụ TNLĐ gây ra khoảng 19 tỷ đồng và mất 26.233 ngày nghỉ (tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước). Theo cơ quan quản lý lao động TP, TNLĐ chủ yếu diễn ra trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như sản xuất giày dép, may trang phục, sản xuất gia công kim loại… Tuy nhiên qua điều tra, tình hình TNLĐ trong lĩnh vực xây dựng vẫn đang ở mức cao, đặc biệt là những vụ TNLĐ gây chết người. Cụ thể, trong 102 vụ TNLĐ gây chết người thì có 71 vụ thuộc lĩnh vực thi công xây dựng, làm chết 66 người và bị thương nặng 4 người.

Vai trò của chủ đầu tư rất quan trọng

Theo ông Lê Anh Tuấn – Phó Ban Chính sách pháp luật (LĐLĐ TPHCM), lĩnh vực thi công, xây dựng có số vụ TNLĐ cao, đặc biệt là TNLĐ gây chết người chủ yếu ở xảy ra tại các công trình xây dựng dân dụng, nhà ở riêng lẽ do các thầu tư nhân hoặc các công ty xây dựng có quy mô nhỏ nhận thầu thi công hoặc khoán lại cho các nhóm thợ tự tổ chức thi công nhưng không hiểu biết và chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động.

Qua tham gia đoàn điều tra kết luận TNLĐ cho thấy nguyên nhân thường xảy ra do lỗi thuộc về phía người sử dụng lao động như không tổ chức đánh giá, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc trước khi bố trí cho công nhân làm việc; Không tổ chức huấn luyện an toàn lao động (ATLĐ) trước khi làm việc; Không xây dựng quy trình làm việc an toàn cho từng loại công việc, tổ chức lao động không hợp lý, không có phương tiện bảo vệ cá nhân, hoặc phương tiện bảo vệ cá nhân không tốt; Không thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối với thiết bị, máy móc trong quá trình sử dụng vận hành. Đối với người được phân công phụ trách kiểm tra, giám sát ATLĐ nhưng chưa tham gia khóa huấn luyện ATLĐ, không có giấy chứng nhận ATLĐ theo quy định của pháp luật. Đối với NLĐ, đa số là công nhân lao động theo thời vụ, không được tham gia BHXH, chưa được tập huấn theo quy định, không nắm bắt nội quy, quy trình biện pháp làm việc an toàn, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, một số qua đào tạo nhưng chưa hiểu rõ về công tác an toàn vệ sinh lao động nên việc phòng ngừa TNLĐ chưa được quan tâm.

Theo phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính, chủ đầu tư là người có vai trò rất lớn trong công tác đảm bảo ATLĐ cho nhân công xây dựng và điều đó được ràng buộc ngay trên chính hợp đồng thi công đối với các nhà thầu. Tại các công trình, nhà thầu, chủ đầu tư cần đặc biệt chú ý đến các khâu, bộ phận nguy hiểm như cẩu, trục, ép cọc, giàn giáo, xây dựng trên cao…

Để chủ động phòng ngừa TNLĐ, ngoài trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chủ thầu, NLĐ, chủ đồng tư có vai trò rất quan trọng. Tại TPHCM, ông Nguyễn Quốc Việt – Trưởng phòng Việc làm, An toàn lao động (Sở LĐTBXH TP) cho biết, ghi nhận của cơ quan chức năng đến nay, công trường Đại Quang Minh (quận 2) là một tổng thể công trình lớn với nhiều hạng mục, xây dựng trong khoảng thời gian rất dài nhưng công tác ATLĐ luôn được đảm bảo, có kết quả đó, chủ đầu tư có vai trò quan trọng.

Ông Nguyễn Anh Toàn – Phó Tổng giám đốc thường trực, Cty CP Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh (quận 2, TPHCM), với hơn 6.000 lao động làm việc trên các công trình, cho biết: Cty đặt con người, môi trường làm việc lên hàng đầu. Song song với việc thường xuyên huấn luyện về ATLĐ cho NLĐ, tại các công trường, công ty luôn đặt các bảng thông tin an toàn - sức khỏe - môi trường nhằm xây dựng ý thức chấp hành nội quy về ATLĐ, đồng thời nhắc nhở NLĐ phải trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ trước khi vào làm việc. Đối với nhà thầu, ngoài những cam kết về mặt kinh tế, kỹ thuật xây dựng… công ty có những yêu cầu riêng về ATLĐ, cam kết đảm bảo an toàn cho công nhân thi công. Nhà thầu để xảy ra sai sót trong công tác bảo đảm ATLĐ sẽ bị xử nghiêm. Bộ phận giám sát ATLĐ của công ty thường xuyên kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, khắc phục sự cố nhằm triệt tiêu nguy cơ xảy ra TNLĐ. 

Lê An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Vui buồn những phận người “hấp” đời mình trong lò cá

PHỐ NHƠN |

Nghề hấp cá không nguy hiểm nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Người muốn làm nghề này phải ngửi được mùi tanh và chấp nhận bị “ướp” mùi cá vào người, bản thân bị biến thành “chợ cá di động”. Đằng sau cái nghề đặc biệt ấy là những niềm vui, nỗi buồn mà chỉ có người trong nghề mới hiểu thấu…

Công nhân sau tai nạn lao động cần được hỗ trợ việc làm

LÊ TUYẾT |

Những công nhân, người lao động sau tai nạn lao động có cuộc sống khá chật vật dù vẫn còn sức khỏe. Nguyên nhân là do mức trợ cấp tai nạn lao động (TNLĐ) không đủ sống và người tuyển dụng ngại tuyển họ.

Chủ động phòng ngừa tai nạn lao động cho lao động trẻ

LÊ TUYẾT |

Tại lễ phát động Tháng hàng động vì An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), ông Chang Hee Lee, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, cho rằng, phòng ngừa lao động cần tập trung vào những ngành nhiều nguy cơ và lực lượng lao động trẻ.

Vui buồn những phận người “hấp” đời mình trong lò cá

PHỐ NHƠN |

Nghề hấp cá không nguy hiểm nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Người muốn làm nghề này phải ngửi được mùi tanh và chấp nhận bị “ướp” mùi cá vào người, bản thân bị biến thành “chợ cá di động”. Đằng sau cái nghề đặc biệt ấy là những niềm vui, nỗi buồn mà chỉ có người trong nghề mới hiểu thấu…

Công nhân sau tai nạn lao động cần được hỗ trợ việc làm

LÊ TUYẾT |

Những công nhân, người lao động sau tai nạn lao động có cuộc sống khá chật vật dù vẫn còn sức khỏe. Nguyên nhân là do mức trợ cấp tai nạn lao động (TNLĐ) không đủ sống và người tuyển dụng ngại tuyển họ.

Chủ động phòng ngừa tai nạn lao động cho lao động trẻ

LÊ TUYẾT |

Tại lễ phát động Tháng hàng động vì An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), ông Chang Hee Lee, Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam, cho rằng, phòng ngừa lao động cần tập trung vào những ngành nhiều nguy cơ và lực lượng lao động trẻ.