Đâu là rào cản lớn đối với các startup trẻ tại Việt Nam?

LÝ LINH |

Các startup trẻ Việt Nam cần vượt qua các điểm yếu như thiếu tầm nhìn và hiểu biết về kinh doanh toàn cầu,... để tiếp cận những cơ hội mà thời đại đem lại.

Trên đây là chia sẻ của bà Đăng Nguyễn - Nhà sáng lập Viet Unicorn - về những rào cản lớn đối với các startup trẻ tại Việt Nam.

Theo bà Đăng Nguyễn, nhờ sự ra đời của mạng Internet, bất kỳ ai cũng có thể tận dụng nguồn nhân lực toàn cầu, mở rộng thị trường và tiếp cận trực tiếp từng khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới. Sự thay đổi này đã tạo ra một môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao và biến động nhanh chóng.

Những rào cản lớn đối với các Startup trẻ tại Việt Nam. Ảnh: Lý Linh.
Bà Đăng Nguyễn chia sẻ về cách các nhà startup trẻ tại Việt Nam nên làm để nắm bắt cơ hội trong môi trường kinh doanh luôn biến động. Ảnh: Lý Linh

"Người Việt Nam với xu hướng linh hoạt, khả năng thích nghi và khát vọng làm chủ tự nhiên, đang sở hữu những thế mạnh đáng kể. Những phẩm chất này giúp họ dễ dàng nắm bắt và dẫn đầu trong môi trường kinh doanh luôn biến động", bà Nguyễn nói.

Tuy nhiên, để khai thác triệt để cơ hội này, bà Đăng Nguyễn cho rằng, các nhà startup trẻ tại Việt Nam cần vượt qua các điểm yếu như thiếu tầm nhìn và hiểu biết về kinh doanh toàn cầu, thiếu định hướng dài hạn, xu hướng cá nhân quá cao, tinh thần hợp tác kém và sự coi nhẹ quản trị doanh nghiệp, chưa hội nhập được với pháp luật và tập quán kinh doanh quốc tế. Những điểm yếu này là rào cản lớn cản trở họ tiếp cận những cơ hội mà thời đại đem lại.

Hiện nay, phong trào khởi nghiệp trong giới trẻ Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, với trọng tâm hướng đến các lĩnh vực công nghệ, sáng tạo, dịch vụ và thương mại điện tử. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ Chính phủ và cộng đồng đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ở thế hệ trẻ, lan tỏa phong trào này trên khắp cả nước.

Ông Lê Minh Tuấn, chuyên gia huấn luyện và đào tạo doanh nghiệp cũng cho rằng, doanh nghiệp khởi nghiệp cần tập trung vào các sản phẩm cốt lõi, mang lại giá trị thực sự để thuyết phục người tiêu dùng hướng tới và ở lại để tái sử dụng, thay vì theo đuổi chiến lược “đốt tiền” để có được khách hàng bằng mọi giá.

Cũng theo ông Lê Minh Tuấn, trong năm 2024, các lĩnh vực tiềm năng thu hút sự quan tâm của các quỹ đầu tư có thể bao gồm công nghệ tài chính, công nghệ giáo dục, cùng các startup ứng dụng AI để số hóa các ngành truyền thống.

"Đây sẽ là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và có nền tảng tài chính vững vàng để mở rộng ra thị trường quốc tế, trong khi những startup thiếu tính đột phá sẽ dần bị thị trường loại bỏ", ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo báo cáo Hệ sinh thái Khởi nghiệp Toàn cầu (GESER 2023), hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam hiện đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, với tác động kinh tế ước tính lên tới 5,22 tỉ USD.

Số lượng startup ở Việt Nam cũng tăng mạnh, từ khoảng 1.600 vào thời điểm đại dịch COVID-19 lên hơn 3.800 trong thời điểm hiện tại, trong đó các startup về AI (trí tuệ nhân tạo) chiếm gần 10% tổng số lượng.

LÝ LINH
TIN LIÊN QUAN

Các startup cần tận lực, tận hiến, định hướng rõ ràng

NGUYỄN ĐĂNG |

Với những startup còn non trẻ, việc đánh giá kỹ thị trường, có định hướng rõ ràng… là điều rất cần thiết để xây dựng một thương hiệu thành công.

Visa vận động các startup định hình tương lai của thanh toán

V. Phú |

Ngày 16.12, Visa, công ty hàng đầu thế giới về thanh toán kỹ thuật số, đã kêu gọi các công ty khởi nghiệp tại châu Á - Thái Bình Dương đăng ký Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp 2023 (Visa Accelerator Program). Triển khai mùa thứ 3, chương trình sẽ tuyển chọn nhóm các công ty khởi nghiệp để cùng cộng tác, giải quyết những thách thức cấp bách trong lĩnh vực thanh toán. Chương trình năm 2023 sẽ tập trung phát triển các giải pháp cho Web 3.0, lưu chuyển tiền tệ toàn cầu, tài chính nhúng, giải pháp toàn diện hỗ trợ người bán và doanh nghiệp nhỏ, ngân hàng mở.

Startup phải thực chiến chứ không phải là sự mộng mơ

Thế Lâm |

Thực chiến là con đường để các startup Việt tạo ra giá trị thực tế và tìm kiếm vốn đầu tư từ các quỹ và đối tác. Từ đó, các chuyên gia đã có những lắng nghe, tư vấn, chỉ ra những vấn đề startup cần khắc phục, phát huy.

Các startup cần tận lực, tận hiến, định hướng rõ ràng

NGUYỄN ĐĂNG |

Với những startup còn non trẻ, việc đánh giá kỹ thị trường, có định hướng rõ ràng… là điều rất cần thiết để xây dựng một thương hiệu thành công.

Visa vận động các startup định hình tương lai của thanh toán

V. Phú |

Ngày 16.12, Visa, công ty hàng đầu thế giới về thanh toán kỹ thuật số, đã kêu gọi các công ty khởi nghiệp tại châu Á - Thái Bình Dương đăng ký Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp 2023 (Visa Accelerator Program). Triển khai mùa thứ 3, chương trình sẽ tuyển chọn nhóm các công ty khởi nghiệp để cùng cộng tác, giải quyết những thách thức cấp bách trong lĩnh vực thanh toán. Chương trình năm 2023 sẽ tập trung phát triển các giải pháp cho Web 3.0, lưu chuyển tiền tệ toàn cầu, tài chính nhúng, giải pháp toàn diện hỗ trợ người bán và doanh nghiệp nhỏ, ngân hàng mở.

Startup phải thực chiến chứ không phải là sự mộng mơ

Thế Lâm |

Thực chiến là con đường để các startup Việt tạo ra giá trị thực tế và tìm kiếm vốn đầu tư từ các quỹ và đối tác. Từ đó, các chuyên gia đã có những lắng nghe, tư vấn, chỉ ra những vấn đề startup cần khắc phục, phát huy.