Hiểm nguy của nghề đi tìm nước

Lộc Bình |

Tại vùng đất núi sỏi đá, thợ đào giếng vẫn “rỉ tai” nhau kinh nghiệm tìm nước ngầm bằng cách chôn một nhánh xương rồng nhỏ xuống đất. Vài ngày sau nếu cây xương rồng vẫn tươi tốt tức là đất khô cằn không có nước, còn nếu xương rồng bị úng nghĩa là tại đó mạch nước tốt...

Mưu sinh từ lòng đất

Theo chân nhóm đào giếng của ông Nguyễn Bá Trung (xã Trà Tân, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) - người có hơn 10 năm trong nghề, chúng tôi mới hay, mùa khô tại Bắc Trà My năm nay đến sớm và khắc nghiệt. Cái nóng như thiêu đốt ngoài trời không chỉ đốt cháy cây cỏ mà khiến nguồn nước ngầm cạn kiệt - đẩy việc tìm mạch nước của thợ đào giếng ngày một khó khăn.

Ấy thế nhưng cái khó ló cái khôn, để tìm nguồn nước tại những vùng đồi núi khô cằn, những người lâu năm trong nghề như ông Trung vẫn hay mách bảo nhau kinh nghiệm tìm và xác định chính xác khu vực nào có nước ngầm. Mỗi người một kinh nghiệm để mưu sinh nhưng riêng ông Trung thì không giấu diếm, sẵn sàng chia sẻ cho những ai nếu muốn theo nghề. Ông bật mí, đến một vùng rộng lớn để xác định nơi nào có mạch nước, ông sẽ đặt úp một thau nước xuống nơi sẽ dự định sẽ đào giếng. Qua một đêm, nếu trong thau có hơi nước bám trên thành thì nhất định vùng đất đó sẽ có mạch tốt…

Mấy chục năm lăn lộn trong nghề nhưng trong trí nhớ của ông Trung, vùng đất Trà Tân trước từng là rừng bạt ngàn. Lúc trước, dân cư thưa thớt, phần lớn người dân sử dụng giếng khoan để sử dụng nước trong sinh hoạt hằng ngày.

“Rồi khi dân đông dần, các hoạt động sản xuất, trồng trọt tăng cao dẫn đến nhu cầu dùng nước ngầm ngày một lớn. Thời đó, nghề đào giếng dễ sống, dễ kiếm tiền. Thợ đào cắm vài xẻng, đào sâu độ 10 mét trở lại là mạch ngầm chảy ầm ầm” - ông Trung nhớ lại.

Câu chuyện của chúng tôi tạm dừng khi công việc của nhóm ông Trung bắt đầu tại một gia đình trong thôn 2. Trước khi xuống lòng đất sâu thẳm, ông Trung tự mình kiểm tra lại đồ nghề từ những thứ nhỏ nhất từ con ốc, sợi dây thép đến cái quạt thông gió, sợi cáp. Ông bảo chỉ một chút sơ sẩy là trả giá bằng tính mạng và không có cơ hội sửa sai. Ông Trung hút vội điếu thuốc rồi nhanh chóng bám sợi dây cáp thả mình xuống dưới. Một phút sau, ông mất hút chỉ thấy thoáng cái bóng nhỏ lúc ẩn lúc hiện. Theo quan sát, mọi công đoạn đào giếng đều được nhóm thợ đảm bảo an toàn tối đa để tránh những tai nạn đáng tiếc. Những ai trực tiếp xuống sâu như ông Trung thì may ra có được chiếc mũ công nhân đội tạm gọi là... bảo hộ.

“Một cái giếng hoàn thành thường mất thời gian từ 10 đến 15 ngày tùy thuộc vào độ mềm cứng của đất, đá. Đào giếng ở miền núi khác rất xa so với đồng bằng, nước giếng đào ở vùng này thường trong vắt, ít có phèn, mát vào mùa nóng và ấm về mùa đông” - anh Nguyễn Ngọc Nhất (24 tuổi), thành viên nhóm ông Trung, góp chuyện.

Anh Nhất trước vẫn làm công nhân giày da dưới thị xã Điện Bàn, nhân mùa hè rảnh rỗi nên anh cũng tham gia đào giếng cùng nhóm ông Trung. Ngày nhỏ anh Nhất theo chân cha đi đào giếng khắp cả vùng Quảng Nam, lớn lên được cha truyền nghề. Khi chúng tôi hỏi về lý do theo nghề, anh Nhất thật thà: “Thời buổi khó khăn, công việc đào giếng tuy cực nhưng có thu nhập tốt nên làm thời gian rồi sẽ liệu tính cho tương lai sau ”.

Nhất cho biết, nghề đào giếng này chỉ hoạt động trong mấy tháng hè. Nói thì không hay chứ trời càng nắng hạn số lượng đặt đào giếng tăng rất cao, có khi làm không xuể. Vừa kể chuyện, anh thoăn thoắt nhấc từng xô đất đá dưới sâu được ông Trung đào nâng lên một cách thuần thục, linh hoạt. 

 
 

Hiểm nguy rình rập

Nhiều năm lăn lộn trong nghề nên bản thân những người như ông Nguyễn Hữu Quang (58 tuổi), cùng nhóm ông Trung có thừa kinh nghiệm đào giếng vùng đồi núi. Bên cạnh kinh nghiệm tích lũy, thợ đào giếng hơn thua nhau bởi sự “khéo tay”. Chính sự khéo tay đó giúp ông Quang đào những cái giếng nước trong vắt và mạch nước chảy quanh năm như một thứ duyên trong nghề.

Ngồi nghỉ xả hơi, ông Quang kể chuyện: Hơn mười năm về trước, giai đoạn đầu mới vào nghề, có những cái giếng chúng tôi đào rất nhanh, chưa đầy 10 ngày đã hoàn thành. Dần dà, số lượng giếng đào và khoan trong vùng tăng cao đến độ có nhiều gia đình đào trên 2 cái giếng. Mạch nước ngầm vì thế khan hiếm rồi dẫn đến nghề của anh trong nhóm phải bấp bênh, nhóm ông phải đào sâu hơn và chấp nhận nhiều nguy hiểm nhiều hơn.

“Sợ nhất là khi đào sâu xuống gặp phải đá xanh (tầng đá gốc) coi như bỏ cả bao ngày vất vả, công sức của anh em. Vì những loại đá đó vô cùng cứng. Đấy chưa kể những nơi đào mặt trên thì nền đất vững chãi. Xuống sâu trên sáu mét nền đất bỗng nhão nhoẹt (lớp đất chưa bị phong hóa) dễ sạt lở có khả năng “chôn sống” người thợ bất cứ lúc nào,” ông Quang kể.

Xuống càng sâu, tính mạng của người thợ như... treo sợi tóc. Dù có quạt thông gió thổi tạo độ thoáng khí nhưng có giếng sâu trên 20m người thợ đành chấp nhận sự may rủi. Ông Trung kể lại dưới đó luôn cho ông cái cảm giác như ở…âm phủ; lạnh lẽo, ẩm thấp và tối tăm.

Trường hợp của anh Quang Quý (30 tuổi) trong nhóm ông Trung là một ví dụ cho những rủi ro trong nghề. Quá trình đào giếng, vì chủ quan anh đã xuống độ sâu 30m. Dưới sâu, thiếu không khí khiến anh bị ngạt, ngất xỉu. Tuy kịp thời được anh em trong nhóm cấp cứu và nhập viện giữ mạng sống, nhưng anh Quý lại đâm ra lẩn thẩn, cả ngày lầm lỳ không nói chuyện, từ một người đàn ông trụ cột trong nhà, giờ đây anh lại trở thành gánh nặng của gia đình. Hay như ông Nguyễn Cả, (67 tuổi) thợ đào giếng nức tiếng của vùng một thời giờ đôi mắt yếu đi nhiều vì ngày xưa luôn làm dưới sâu thiếu ánh sáng. Thỉnh thoảng lưng ông lên những cơn đau thắt người vì những tai nạn thời trẻ để lại.

Gạt cái nắng đổ lửa, nhóm thợ đào giếng như ông Trung, ông Quang hằng ngày vẫn đi “mót” những giọt nước từ sâu thẳm dưới lòng đất. Nước đối với những gia đình nơi đây là sự xanh tốt của cây trồng, sự tươi mới trong đời sống. Nhưng, riêng nghề nghề đào giếng nước đôi khi lại là mồ hôi và cả máu.

Lộc Bình
TIN LIÊN QUAN

Những người thợ “nhiệt huyết, đi đầu”

Lê Tuyết |

Nỗ lực hết mình trong công việc, khó khăn không lùi bước đã giúp những người thợ có chỗ đứng trong công việc, doanh nghiệp. Không những thế, họ còn trở thành chỗ dựa vững chắc, tấm gương học tập cho thợ trẻ.

Quốc Cơ, Quốc Nghiệp và những trăn trở với nghiệp xiếc

Thanh Tú |

Sau thành công của hai anh em Quốc Cơ, Quốc Nghiệp tại đấu trường Britain’s Got Talent 2018, mọi người bắt đầu chú ý đến nghệ thuật xiếc mà xưa nay vẫn hay bị xem nhẹ. Trong đêm diễn tôn vinh nghệ thuật xiếc TPHCM tối 7.7, những giá trị của bộ môn nghệ thuật này mới thật sự được ghi nhận.

Nghề trồng và tạo dáng bonsai: Cần sự kiên trì và thẩm mỹ cao

Mai Phương |

“Ở Sài Gòn người ta cần 5-7 năm mới có thể tạo hình thành công 1 cây bonsai để bán ra thị trường. Bởi vậy, nghề trồng bonsai cần sự kiên trì và tính thẩm mỹ cao mới có thể thành công được”, ông Lâm Ngọc Vinh – nghệ nhân bonsai quốc tế đã chia sẻ như vậy khi được hỏi về bí quyết trồng bonsai. 

Thèm nghe tiếng chát chúa bên tai...

PHỐ NHƠN |

Hàng trăm năm nay, cồng chiêng trở thành một thuộc tính trong đời sống của đồng bào ở Tây Nguyên, và trước đây nó chủ yếu được lấy từ làng Mỹ Thạnh (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Bởi, cồng chiêng làng Mỹ Thạnh tạo nên dấu ấn và nét đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên, đó là chuyện của mấy mươi năm về trước. Còn bây giờ, những lão thành làm cồng chiêng nơi này rất muốn thèm nghe tiếng chát chúa bên tai như xưa.

Những người thợ “nhiệt huyết, đi đầu”

Lê Tuyết |

Nỗ lực hết mình trong công việc, khó khăn không lùi bước đã giúp những người thợ có chỗ đứng trong công việc, doanh nghiệp. Không những thế, họ còn trở thành chỗ dựa vững chắc, tấm gương học tập cho thợ trẻ.

Quốc Cơ, Quốc Nghiệp và những trăn trở với nghiệp xiếc

Thanh Tú |

Sau thành công của hai anh em Quốc Cơ, Quốc Nghiệp tại đấu trường Britain’s Got Talent 2018, mọi người bắt đầu chú ý đến nghệ thuật xiếc mà xưa nay vẫn hay bị xem nhẹ. Trong đêm diễn tôn vinh nghệ thuật xiếc TPHCM tối 7.7, những giá trị của bộ môn nghệ thuật này mới thật sự được ghi nhận.

Nghề trồng và tạo dáng bonsai: Cần sự kiên trì và thẩm mỹ cao

Mai Phương |

“Ở Sài Gòn người ta cần 5-7 năm mới có thể tạo hình thành công 1 cây bonsai để bán ra thị trường. Bởi vậy, nghề trồng bonsai cần sự kiên trì và tính thẩm mỹ cao mới có thể thành công được”, ông Lâm Ngọc Vinh – nghệ nhân bonsai quốc tế đã chia sẻ như vậy khi được hỏi về bí quyết trồng bonsai. 

Thèm nghe tiếng chát chúa bên tai...

PHỐ NHƠN |

Hàng trăm năm nay, cồng chiêng trở thành một thuộc tính trong đời sống của đồng bào ở Tây Nguyên, và trước đây nó chủ yếu được lấy từ làng Mỹ Thạnh (xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). Bởi, cồng chiêng làng Mỹ Thạnh tạo nên dấu ấn và nét đặc trưng riêng biệt. Tuy nhiên, đó là chuyện của mấy mươi năm về trước. Còn bây giờ, những lão thành làm cồng chiêng nơi này rất muốn thèm nghe tiếng chát chúa bên tai như xưa.