Quốc Cơ, Quốc Nghiệp và những trăn trở với nghiệp xiếc

Thanh Tú |

Sau thành công của hai anh em Quốc Cơ, Quốc Nghiệp tại đấu trường Britain’s Got Talent 2018, mọi người bắt đầu chú ý đến nghệ thuật xiếc mà xưa nay vẫn hay bị xem nhẹ. Trong đêm diễn tôn vinh nghệ thuật xiếc TPHCM tối 7.7, những giá trị của bộ môn nghệ thuật này mới thật sự được ghi nhận.

Trong đêm diễn, rất nhiều cá nhân và đặc biệt là hai anh em Quốc Cơ, Quốc Nghiệp đã được trao bằng khen và tặng thưởng vì giành được nhiều giải thưởng danh giá trong các cuộc thi trong và ngoài nước.

Từ trước đến giờ, nghệ thuật xiếc Việt Nam ít được bạn bè quốc tế đánh giá quá cao. Trong quá trình tham dự cuộc thi Britain’s Got Talent 2018, Quốc Cơ và Quốc Nghiệp cũng kể rằng, lúc đầu không được bạn diễn chào đón quá nồng nhiệt. Nhưng sau màn trình diễn "Sức mạnh đôi tay", mọi người mới biết rằng, Việt Nam cũng có những diễn viên tận hiến với nghề, xiếc Việt Nam cũng tạo được cao trào, gay cấn đến nghẹt thở và khiến những khán giả khó tính nhất phải đứng lên tán thưởng.

Đêm diễn có sự xuất hiện của nhiều tiết mục đặc sắc, từ những màn tung hứng tài tình và ảo diệu đến những màn nhào lộn trên không đều được chuẩn bị cầu kỳ và kỹ lưỡng. Nổi bật trong đêm diễn là tiết mục “Cánh chim hải âu” của Phương Đông và Trịnh Thắng, đây là tiết mục xiếc đầu tiên của TPHCM được biểu diễn ở Trường Sa. Bên cạnh đó, tiết mục “Cô gái và những chiếc vòng” của NSƯT Bích Liên cũng gây ấn tượng mạnh trong lòng khán giả. Gây hồi hộp không kém là tiết mục “Tình yêu trên đôi giày trượt” của bộ đôi Lê Hưng - Nhã Hiếu.

 
 Tiết mục "Cánh chim hải âu" uyển chuyển và đẹp mắt.
 
 Hai diễn viên của tiết mục "Tình yêu trên đôi giày trượt" khiến khán giả  được phen thót tim.

Trong phần giao lưu, Quốc Cơ kể lại rằng hai anh em từng bị coi thường trong một chương trình, dù nhận được cát xê nhưng không được ra diễn. Không được tôn trọng, đau đớn vì chấn thương và nỗi vất vả khi ngày ngày đều phải luyện tập không ngừng nghỉ... tất cả đã từng khiến hai anh em quyết định dừng sự nghiệp, nhưng chỉ được hai tuần thì cả hai đã khát khao được tập luyện trở lại. “Diễn xiếc đã không còn là một cái nghề, nó là niềm đam mê đã thấm vào trong máu của mình” - Quốc Nghiệp chia sẻ.

 
 Quốc Cơ, Quốc Nghiệp trong phần giao lưu.

Quốc Cơ và Quốc Nghiệp đều rất vui mừng vì nghệ thuật xiếc đã bắt đầu được mọi người biết đến, đã rất lâu rồi mới có một chương trình dành riêng cho bộ môn này. Rất nhiều lần bác sĩ khuyên hai anh em nên kết thúc sự nghiệp để đảm bảo sức khỏe. Không chỉ Quốc Cơ, Quốc Nghiệp mà bất kỳ diễn viên xiếc nào cũng từng gặp phải chấn thương từ nặng tới nhẹ. Nhưng tình yêu nghề, ngọn lửa đam mê đã trở thành động lực thúc đẩy, để xiếc Việt Nam có thể vươn xa, để truyền lửa cho thế hệ tiếp nối, họ vẫn tiếp tục biểu diễn và cống hiến hết mình.

Thanh Tú
TIN LIÊN QUAN

Nghề trồng và tạo dáng bonsai: Cần sự kiên trì và thẩm mỹ cao

Mai Phương |

“Ở Sài Gòn người ta cần 5-7 năm mới có thể tạo hình thành công 1 cây bonsai để bán ra thị trường. Bởi vậy, nghề trồng bonsai cần sự kiên trì và tính thẩm mỹ cao mới có thể thành công được”, ông Lâm Ngọc Vinh – nghệ nhân bonsai quốc tế đã chia sẻ như vậy khi được hỏi về bí quyết trồng bonsai. 

Singapore “chiêu dụ” nhân tài từ Việt Nam

ĐÔNG ANH |

Ngày 2.7, Viện quản lý kinh doanh quốc tế (IBM, Việt Nam) và Trường SSTC (Singapore) đã ký kết hợp tác giáo dục dành cho học sinh Việt Nam. Theo đó, SSTC giới thiệu một kế hoạch giáo dục đạt chuẩn quốc tế của Singapore, đến với mọi học sinh Việt Nam có mong muốn sang học tại Singapore.

"Nhân tài" sẽ nhận ngay 80 - 100 triệu đồng khi làm việc tại TPHCM

Minh Quân |

Theo đề án thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học mà TPHCM áp dụng từ 31.5.2018, TPHCM trợ cấp ban đầu (chỉ áp dụng 1 lần và áp dụng cho lần ký hợp đồng đầu tiên) để khuyến khích và ổn định công tác là 100 triệu đồng đối với các chuyên gia, nhà khoa học là giáo sư, phó giáo sư (kèm lương bậc 2, hệ số 9,40 tính theo hệ số của Bảng lương Chuyên gia cao cấp ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ); các trường hợp còn lại được hưởng mức trợ cấp ban đầu là 80 triệu đồng (kèm lương bậc 1, hệ số 8,80).

Những chiếc lồng chim trị giá hàng trăm triệu từ tre

Nguyễn Đắc Thành |

Xuất phát điểm là học nghề điêu khắc gỗ qua sự đào tạo của những nghệ nhân ở Huế, thế nhưng sau này, ông Đoàn Minh Căn ở xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế lại tìm hướng đi khác cho mình là làm lồng chim từ tre. Qua mấy mươi năm tự tìm tòi học hỏi, giờ đây ông Căn đã trình làng rất nhiều sản phẩm lồng chim đẹp, đặc sắc và có giá trị lên đến hàng trăm triệu mỗi chiếc lồng.

Nghề trồng và tạo dáng bonsai: Cần sự kiên trì và thẩm mỹ cao

Mai Phương |

“Ở Sài Gòn người ta cần 5-7 năm mới có thể tạo hình thành công 1 cây bonsai để bán ra thị trường. Bởi vậy, nghề trồng bonsai cần sự kiên trì và tính thẩm mỹ cao mới có thể thành công được”, ông Lâm Ngọc Vinh – nghệ nhân bonsai quốc tế đã chia sẻ như vậy khi được hỏi về bí quyết trồng bonsai. 

Singapore “chiêu dụ” nhân tài từ Việt Nam

ĐÔNG ANH |

Ngày 2.7, Viện quản lý kinh doanh quốc tế (IBM, Việt Nam) và Trường SSTC (Singapore) đã ký kết hợp tác giáo dục dành cho học sinh Việt Nam. Theo đó, SSTC giới thiệu một kế hoạch giáo dục đạt chuẩn quốc tế của Singapore, đến với mọi học sinh Việt Nam có mong muốn sang học tại Singapore.

"Nhân tài" sẽ nhận ngay 80 - 100 triệu đồng khi làm việc tại TPHCM

Minh Quân |

Theo đề án thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học mà TPHCM áp dụng từ 31.5.2018, TPHCM trợ cấp ban đầu (chỉ áp dụng 1 lần và áp dụng cho lần ký hợp đồng đầu tiên) để khuyến khích và ổn định công tác là 100 triệu đồng đối với các chuyên gia, nhà khoa học là giáo sư, phó giáo sư (kèm lương bậc 2, hệ số 9,40 tính theo hệ số của Bảng lương Chuyên gia cao cấp ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ); các trường hợp còn lại được hưởng mức trợ cấp ban đầu là 80 triệu đồng (kèm lương bậc 1, hệ số 8,80).

Những chiếc lồng chim trị giá hàng trăm triệu từ tre

Nguyễn Đắc Thành |

Xuất phát điểm là học nghề điêu khắc gỗ qua sự đào tạo của những nghệ nhân ở Huế, thế nhưng sau này, ông Đoàn Minh Căn ở xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế lại tìm hướng đi khác cho mình là làm lồng chim từ tre. Qua mấy mươi năm tự tìm tòi học hỏi, giờ đây ông Căn đã trình làng rất nhiều sản phẩm lồng chim đẹp, đặc sắc và có giá trị lên đến hàng trăm triệu mỗi chiếc lồng.