Nông dân sáng chế máy phun vôi 3 trong 1 độc đáo là ai?

An Nhiên |

Tập 12 của Nông dân xin chào đưa khán giả đến với tỉnh Long An để ghé thăm nông dân Trần Trọng Đức và tìm hiểu những điểm đặc biệt của chiếc máy phun vôi do chính ông sáng chế.

Là một người vốn xuất thân từ nghề nông “bán mình với ruộng đất”, ông Trần Trọng Đức hiểu rõ những nỗi cơ cực của người nông dân từ xưa đến nay. Từ đó ông mong muốn tạo ra một sản phẩm có thể giải phóng sức lao động cho bà con cũng như cho chính bản thân.

Trong một lần sản xuất lúa gặp phải năm hạn, từ những khó khăn gặp phải trong quá trình cứu chữa cây lúa ông đã nảy lên ý tưởng sáng chế ra máy phun vôi. Với khát khao có một chiếc máy phun vôi vừa rẻ vừa đạt hiệu quả khi sử dụng, nông dân Đức đã mày mò nghiên cứu cải tiến máy nhiều lần.

“Lão nông” bắt đầu thực hiện từ năm 2013 nhưng đến năm 2015 máy phun vôi mới được hoàn thiện và đạt được những thành tựu nổi bật như cung cấp hơn 1.000 sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, ông còn thuộc trong top 15 nông dân sáng tạo xuất sắc cấp quốc gia năm 2016.

Trò chuyện về việc cải tiến máy phun vôi, nông dân này cho biết hiện tại đó đã là máy 3 trong 1. Ông sẽ không cải tiến thêm nhiều chức năng quá vì nó sẽ bị giảm bớt công dụng thay vào đó chỉ nâng lên cho nó bền hơn, vận hành tốt hơn. Sắp tới nông dân Đức dự định làm thêm một loại máy tích hợp phun thuốc và kéo đường nước, một người lái và giá tiền phù hợp với bà con. 

Song song đó, bà xã ông Trọng Đức cũng chia sẻ về việc trồng bơ booth (loại bơ được lai ghép giữa giống bơ Tây Ấn Độ và giống bơ Guatemala): “Chiếc máy phun vôi do ông xã sáng chế không chỉ hỗ trợ giúp đỡ cho những bà con nông dân, mà cũng một phần giúp đỡ cho vườn bơ booth của gia đình”.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Xót xa hoàn cảnh hai gia đình nghèo, ước mơ có tiền chữa bệnh cho con

An Nhiên |

Gắn bó với nghề phụ hồ hơn 10 năm nay nhưng cả hai người đàn ông này vẫn không thể đủ tiền để chữa chạy bệnh cho con và cho gia đình cuộc sống ổn định.

Người cha khiếm thị kiên trì học chơi các loại đàn để có tiền nuôi con

An Nhiên |

Dù bị khiếm thị, nhưng anh Tám vẫn đảm đương trách nhiệm là trụ cột gia đình với nghề nhạc công. Thế nhưng nhiều biến cố ập đến khiến bao nhiêu tiền anh tích góp được cũng dần cạn kiệt. Ước mơ sắm sửa thêm nhạc cụ làm phương tiện sinh nhai từ đó đành dang dở.

Huỳnh Mến nói gì khi ngồi “ghế nóng” cùng CiiN, Ngô Đình Nam?

An Nhiên |

Biên đạo Huỳnh Mến cho biết, mỗi giám khảo của cuộc thi đều có điểm mạnh và điểm thú vị riêng nên cô thấy rất bình thường khi CiiN và Ngô Đình Nam ngồi “chung hàng” làm giám khảo cùng mình.

Nữ nông dân quyết định về làm nông sau 30 năm gắn bó với nghề thiết kế

An Nhiên |

Nông dân xin chào tập 11 đưa khán giả đến với Củ Chi (TPHCM) - vùng đất được mệnh danh là “đất thép thành đồng” và ghé thăm nông trại của nông dân Nguyễn Thị Kim Xuân với vườn ớt theo quy trình sản xuất nông nghiệp sạch.

Xót xa hoàn cảnh hai gia đình nghèo, ước mơ có tiền chữa bệnh cho con

An Nhiên |

Gắn bó với nghề phụ hồ hơn 10 năm nay nhưng cả hai người đàn ông này vẫn không thể đủ tiền để chữa chạy bệnh cho con và cho gia đình cuộc sống ổn định.

Người cha khiếm thị kiên trì học chơi các loại đàn để có tiền nuôi con

An Nhiên |

Dù bị khiếm thị, nhưng anh Tám vẫn đảm đương trách nhiệm là trụ cột gia đình với nghề nhạc công. Thế nhưng nhiều biến cố ập đến khiến bao nhiêu tiền anh tích góp được cũng dần cạn kiệt. Ước mơ sắm sửa thêm nhạc cụ làm phương tiện sinh nhai từ đó đành dang dở.

Huỳnh Mến nói gì khi ngồi “ghế nóng” cùng CiiN, Ngô Đình Nam?

An Nhiên |

Biên đạo Huỳnh Mến cho biết, mỗi giám khảo của cuộc thi đều có điểm mạnh và điểm thú vị riêng nên cô thấy rất bình thường khi CiiN và Ngô Đình Nam ngồi “chung hàng” làm giám khảo cùng mình.

Nữ nông dân quyết định về làm nông sau 30 năm gắn bó với nghề thiết kế

An Nhiên |

Nông dân xin chào tập 11 đưa khán giả đến với Củ Chi (TPHCM) - vùng đất được mệnh danh là “đất thép thành đồng” và ghé thăm nông trại của nông dân Nguyễn Thị Kim Xuân với vườn ớt theo quy trình sản xuất nông nghiệp sạch.