Phát hiện nhiều loại động vật quý hiếm, nguy cấp ở Huế

THANH THIÊN |

HUẾ - Lực lượng chức năng đặt bẫy ảnh tại Khu bảo tồn Sao La đã ghi nhận sự xuất hiện của nhiều loài động vật thuộc nhóm cự kỳ nguy cấp, quý hiếm.

Ngày 28.7, đại diện Khu bảo tồn Sao La cho biết, từ 2023 đến nay, thông qua việc đặt bẫy ảnh, tại Khu bảo tồn Sao La (Thừa Thiên Huế) ghi nhận sự xuất hiện của 39 loài động vật, trong đó nhiều loài thuộc nhóm cự kỳ nguy cấp, quý hiếm.

Theo đó, Khu bảo tồn Sao La nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích hơn 15.000ha, bao gồm diện tích rừng nguyên sinh tự nhiên còn sót lại của khu vực Trung Trường Sơn.

Cá thể động vật quý hiếm tê tê. Ảnh: Nguyễn Thanh.
Cá thể động vật quý hiếm tê tê. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Có độ che phủ rừng hơn 90%, Khu bảo tồn Sao La được ghi nhận là một trong những nơi có tính đa dạng sinh học cao nhất trong khu vực và là nơi sinh sống của Sao La - một trong những loài động vật có vú lớn quý hiếm nhất, thuộc danh mục loài động vật cực kỳ nguy cấp.

Khu bảo tồn Sao La hiện là "mái nhà chung" của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Tại đây ghi nhận 42 loài thú, 84 loài ếch nhái, bò sát, 139 loài chim, 54 loài cá… với nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN và 1.114 loài thực vật.

Cá thể nai. Ảnh: Nguyễn Thanh.
Cá thể nai. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Từ năm 2023 đến nay, Khu bảo tồn Sao La thực hiện 4 đợt đặt bẫy ảnh tại 153 điểm đặt với tổng cộng 446 máy bẫy ảnh. Qua đó, ghi nhận sự xuất hiện của 39 loài động vật với đó 2 loài cực kỳ nguy cấp, 1 loài nguy cấp và 4 loài sắp nguy cấp theo Sách đỏ thế giới năm 2024.

Các loài động vật quý hiếm được ghi nhận như Mang Trường Sơn, Sơn dương, Trĩ Sao, Tê tê Java, Rái cá vuốt bé, Sơn dương, Khỉ đuôi lợn, Khỉ mặt đỏ, Vooc chà vá chân nâu.

Ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Khu bảo tồn Sao La cho biết, đơn vị tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong tuần tra, giám sát đa dạng sinh học cũng như theo dõi biến động rừng nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi chặt phá rừng. Đặc biệt, sử dụng công cụ Wildlife Insights để quản lý và phân tích dữ liệu bẫy ảnh phục vụ cho công tác giám sát đa dạng sinh học.

THANH THIÊN
TIN LIÊN QUAN

Thả cá thể động vật quý hiếm về môi trường tự nhiên

HẠNH AN |

Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và cứu hộ động, thực vật thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan đã tái thả về môi trường tự nhiên một cá thể động vật quý hiếm.

Lâm Đồng chủ động kiểm soát bệnh cúm gia cầm, ổ bệnh dại trên động vật

Mai Hương |

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, bệnh dại.

Xử lý 17 vụ vi phạm về săn bắt, buôn bán động vật hoang dã tại Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý hàng loạt trường hợp săn bắt, buôn bán động vật hoang dã trái phép. Đặc biệt là việc sử dụng các loại bẫy, lưới, chất nổ, chất độc, điện để tận diệt chim trời.

Thả cá thể động vật quý hiếm về môi trường tự nhiên

HẠNH AN |

Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và cứu hộ động, thực vật thuộc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan đã tái thả về môi trường tự nhiên một cá thể động vật quý hiếm.

Lâm Đồng chủ động kiểm soát bệnh cúm gia cầm, ổ bệnh dại trên động vật

Mai Hương |

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm, bệnh dại.

Xử lý 17 vụ vi phạm về săn bắt, buôn bán động vật hoang dã tại Ninh Bình

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý hàng loạt trường hợp săn bắt, buôn bán động vật hoang dã trái phép. Đặc biệt là việc sử dụng các loại bẫy, lưới, chất nổ, chất độc, điện để tận diệt chim trời.