Rác thải nhựa đang “đe doạ” môi trường, nước sông Sài Gòn

HOÀNG HƯNG |

Tại hội thảo “Kết nối mạng lưới tái chế nhựa”, được tổ chức ngày 23.5 tại Công ty TNHH MTV Môi trường - Đô thị TPHCM, các chuyên gia môi trường đã cảnh báo rác thải nhựa đã và đang đe doạ nghiêm trọng đến môi trường đô thị TPHCM. Hơn bao giờ, việc xử lý rác thải nhựa phải được đặt lên hàng đầu.

Bà Nguyễn Thị Quế Lâm (Công ty TNHH MTV Môi trường – Đô thị TP HCM) cho biết: Mỗi ngày, TPHCM thải ra 8.900 tấn chất thải rắn, thì trong đó, có tới 1.800 tấn rác thải nhựa. Tuy nhiên, trong 1.800 tấn rác thải nhựa, mới tái chế được 200 tấn; còn lại là chôn lấp.

“Rác thải nhựa khó tiêu huỷ trong môi trường tự nhiên, ảnh hưởng xấu đến môi trường, đe doạ đến sức khoẻ con người… Nhưng lâu nay, vẫn chưa có một công trình, số liệu khoa học nào thống kê chính xác về rác thải nhựa, để từ đó, đưa ra một giải pháp xử lý rác thải nhựa một cách căn cơ” – bà Lâm nói.

Theo Phó GS.TS Lê Hùng Anh (Đại học công nghiệp TPHCM), thì hiện trạng vi nhựa xuất phát từ rác thải nhựa đã và đang gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Sài Gòn. Qua nghiên cứu cho thấy, trong thành phần nước sông Sài Gòn có từ 172 – 519 vi sợi nhựa.

Vi nhựa xuất hiện trong nước là từ sản xuất hạt nhựa, từ chất thải nhựa… Vi nhựa vào cơ thể con người, rất dễ gây ra các loại bệnh, huỷ hoại sức khoẻ.v.v…

Nhiều đại biểu trong và ngoài nước tại hội thảo cũng thừa nhận, việc xử lý rác thải nhựa tại TPHCM nói riêng và trên cả nước nói chung, còn gặp nhiều khó khăn. Đó là: chưa tổ chức được mạng lưới thu gom rác thải nhựa; chưa làm được phân loại rác tại nguồn; chi phí xử lý rác thải nhựa theo công nghệ đốt lấy điện còn đắt đỏ, ít nhà đầu tư tham gia; TPHCM chưa có khu xử lý rác thải nhựa tập trung.v.v…

Tại hội thảo, các chuyên gia nước ngoài cho rằng, Việt Nam cần phải có biện pháp cải tạo tư duy, hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm gây ra rác thải nhựa. Giảm thiểu hoặc cấm dùng sản phẩm gây ra rác thải nhựa, thí dụ như cấm sản xuất và dùng túi ni lon…

Trước tình hình trên, Dự án mạng lưới liên kết giữa Đông Nam Á - Châu Âu để xây dựng năng lực giáo dục và đào tạo về lĩnh vực tái chế nhựa ở Lào và Việt Nam đã được một số các nhà khoa học đặt ra. Dự án hoạt động từ tháng 10.2017 đến tháng 10.2020.

Liên danh dự án bao gồm 10 thành viên là các trường đại học và các đối tác công nghiệp chuyên ngành liên quan, đến từ các nước Lào, Việt Nam, Đan Mạch, Đức và Áo.

GS.TS Stefan Salhofer – Chủ nhiệm dự án – nói:  “Nhựa đang trở thành một trong những vật liệu quan trọng nhất trong xây dựng, những sản phẩm công nghệ, sản phẩm tiêu dùng và đóng gói. Mối quan ngại về rác thải nhựa ngày càng tăng. Hệ quả là  ô nhiễm môi trường sống và môi trường biển.

Bà Quế Lâm- đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường - Đô thị TP HCM  đang thuyết trình tại hội thảo. Ảnh: C.H
Bà Quế Lâm- đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường - Đô thị TP HCM đang thuyết trình tại hội thảo. Ảnh: C.H
 

Ngoài ra, còn có các mối đe dọa từ việc tái chế bằng những vật liệu ô nhiễm và sử dụng chất phụ gia không rõ nguồn gốc. Vì vậy, việc thúc đẩy mối quan tâm khả năng tái chế nhựa an toàn cho sức khoẻ, môi trường và xã hội là rất cần thiết”.

Trong khuôn khổ dự án sẽ tổ chức các khoá tập huấn cho doanh nghiệp, các giảng viên và sinh viên về lĩnh vực tái chế nhựa. Mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức về tái chế nhựa, các công nghệ tái chế, phát triển các giải pháp quản lý và hỗ trợ quá trình tạo ra các sản phẩm nhựa và thay thế nhựa an toàn và thân thiện môi trường. Dự án hỗ trợ thành lập 2 Trung tâm đào tạo và nghiên về tái chế nhựa tại Đại học Công nghiệp TPHCM và Đại học Quốc gia Lào.

HOÀNG HƯNG
TIN LIÊN QUAN

Điều tra nguyên nhân cá bè chết gần 1.000 tấn trên sông La Ngà

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 22.5, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục điều tra nguyên nhân khiến gần 1.000 tấn cá bè của người dân xã La Ngà và xã Phú Ngọc  (H.Định Quán, tỉnh Đồng Nai) lại chết trắng bè.

Người dân khóc ròng vì cá bè chết trên sông La Ngà lên gần 1.000 tấn

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 21.5, theo UBND huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai), tính đến thời điểm ngày 20.5, tổng số lượng cá bè trên sông La Ngà bị chết đã lên đến con số 976,4 tấn.

Đất nông nghiệp ở TPHCM ngày càng thoái hóa nặng

Huân Cao |

Ngày 14.5, UBND TP.HCM phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất ở TPHCM. Kết quả điều tra cho thấy đất nông nghiệp và lâm nghiệp ở TP.HCM bị thái hóa nặng.

Thêm một trường đại học nói không với rác thải nhựa

Anh Nhàn |

Sáng 11.5, gần 1.000 học sinh, sinh viên vừa tham gia hưởng ứng chương trình nói không với ly, ống hút nhựa sử dụng 1 lần.

Điều tra nguyên nhân cá bè chết gần 1.000 tấn trên sông La Ngà

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 22.5, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục điều tra nguyên nhân khiến gần 1.000 tấn cá bè của người dân xã La Ngà và xã Phú Ngọc  (H.Định Quán, tỉnh Đồng Nai) lại chết trắng bè.

Người dân khóc ròng vì cá bè chết trên sông La Ngà lên gần 1.000 tấn

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 21.5, theo UBND huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai), tính đến thời điểm ngày 20.5, tổng số lượng cá bè trên sông La Ngà bị chết đã lên đến con số 976,4 tấn.

Đất nông nghiệp ở TPHCM ngày càng thoái hóa nặng

Huân Cao |

Ngày 14.5, UBND TP.HCM phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất ở TPHCM. Kết quả điều tra cho thấy đất nông nghiệp và lâm nghiệp ở TP.HCM bị thái hóa nặng.

Thêm một trường đại học nói không với rác thải nhựa

Anh Nhàn |

Sáng 11.5, gần 1.000 học sinh, sinh viên vừa tham gia hưởng ứng chương trình nói không với ly, ống hút nhựa sử dụng 1 lần.