Tấp nập làng nghề lồng đèn ở Sài Gòn dịp trung thu

Thạch Nam |

Làng lồng đèn giấy kiếng Phú Bình, quận 11, TPHCM được hình thành vào giữa thập niên 50 của thế kỷ trước, do một nhóm người dân Nam Định vào Sài Gòn lập nghiệp cho đến bây giờ. Đến hẹn lại lên, những ngày này, nghệ nhân tại làng Phú Bình lại bận rộn hẳn lên bên cái khuôn, thanh tre và những tấm giấy kiếng để tạo thành những chiếc lồng đèn phục vụ ngày rằm tháng 8 sắp đến.

Sau những thăng trầm

Nhắc đến trung thu là nhớ đến lồng đèn, cái thú vui truyền thống bao đời luôn gắn bó với người dân Việt. Đặc biệt, vào những thập niên 80-90 là thời kì phồn thịnh nhất của lồng đèn, khi mà mẫu mã lồng đèn trung thu còn đơn sơ chưa đa dạng nhưng luôn trong tình trạng cung không đủ cầu.

Nhưng lúc lồng đèn điện tử được nhập khẩu và tràn vào thị trường Việt Nam vào trung thu thì nghệ nhân làm lồng đèn ở Phú Bình bắt đầu bước vào thời kỳ khó khăn. Khi mà những chiếc đèn bằng nhựa được lắp pin, có nhạc, có đèn vô cùng mới lạ xuất hiện, người chơi trung thu lúc ấy không quá tha thiết với những chiếc lồng đèn bằng giấy kiếng với ánh lửa chập chờn nữa. “Năm 2003, 2004 lồng đèn từ Trung Quốc bán ồ ạt ở thị trường Việt Nam. Người ta thấy lạ, vui mắt nên thích, mua cho con cháu chơi trung thu. Nhưng làm lồng đèn là nghề của mình, người ta thích, mua nhiều thì làm nhiều, khách chuộng cái khác thì mình làm ít lại. Có nghĩa là mình vẫn cứ làm chớ mình không có bỏ nghề, chỉ là lúc đó hàng bán quá chậm” - Anh Bình (nghệ nhân làm lồng đèn tại làng Phú Bình, quận 11, TP HCM) tâm sự về những thăng trầm của làng nghề.

Những năm khó khăn đó, nhiều nghệ nhân làng Phú Bình tưởng chừng phải bỏ nghề, nhưng trót gắn bó bao đời rồi chẳng thể nào buông bỏ được. Không chấp nhận sự xuống dốc của làng nghề, nhiều nghệ nhân bằng sự sáng tạo và đôi tay khéo léo đã tạo ra nhiều mẫu đèn mới lạ theo xu thế hiện đại, cải tiến từ chất liệu, màu sắc hướng đến sự cầu kì hơn. Đến những năm gần đây, khi chiếc lồng đèn điện tử đã quá nhàm chán thì người chơi lại tìm về với những chiếc lồng đèn thủ công truyền thống vì sự tinh tế và đẹp mắt. Theo anh Bình, thời điểm lồng đèn bán chạy nhất của làng là từ khoảng rằm tháng 7 đến rằm tháng 8. Chỉ riêng nhà anh Bình ước tính có thể bán đến 2.000 chiếc lồng đèn.

Cuộc sống tấp nập của người làng Phú Bình cận trung thu

Gần đến trung thu, anh Bình và nhiều người dân nơi đây đã tạm gác lại những công việc khác để tập trung hẳn vào làm lồng đèn để bán cho kịp. Riêng anh Bình cũng phải nghỉ tạm thời việc giữ xe để tập trung vào làm lồng đèn với gia đình.

Mỗi chiếc đèn lồng là sự tỉ mỉ cố gắng của người nghệ nhân, dù có cùng một khuôn và kích cỡ nhưng phải thực hiện từng chiếc một, nên mỗi lần tạo ra mỗi cái đều có nét riêng, đó là sự tinh tế của việc làm đèn lồng thủ công. Một phần khác là do mỗi năm bên cạnh những mẫu đèn thường hay sản xuất thì người nghệ nhân còn sáng tạo ra nhiều mẫu mới lạ hơn để làm điểm nhấn cho từng năm.

Anh Bình tay vừa làm vừa tâm sự một cách hào hứng: “Đây là nghề cha truyền con nối, tính đến tôi nữa thì gia đình cũng theo nghề được 50 năm rồi. Khi mình có ý tưởng thì bắt đầu tạo hình sao cho đẹp, rồi dán giấy, vẽ thử lên, thấy ý tưởng tốt, dáng đẹp thì mình sản xuất ra hàng loạt bán. Riêng năm nay gia đình tôi đã cho ra được 7-8 mẫu lồng đèn mới nhưng đều bán hết hàng”. Một trong những mẫu lồng đèn mới năm nay là con rồng nằm để người chơi dễ đặt hơn, không như năm trước là con rồng bay xuống, khách chỉ treo mà không đặt xuống được.

Theo lời những nghệ nhân làng Phú Bình, để làm ra những chiếc lồng đèn phải chuẩn bị rất kỹ từ rất lâu như cắt kẽm, uốn khung, chẻ tre, ráp khung. Đến tầm tháng 6 âm lịch thì ráp khung, đầu tháng 7 thì dán giấy đến đâu rồi vẽ đến đó. Công đoạn nào cũng quan trọng, dễ nhất là dán giấy kiếng nhưng cũng phải thực sự tỉ mỉ...

Thạch Nam
TIN LIÊN QUAN

Công nhân thời vụ bế tắc khi bị nợ tiền công

THÙY TRANG |

Gần một tháng qua, hàng chục công nhân thuộc các tổ thi công công trình Trung tâm Thương mại Hòa Bình Green (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) cố bám trụ, mòn mỏi đợi tiền công. Hơn 2 tháng trước, họ bất ngờ được thông báo công trình ngừng thi công, chủ thầu thì phủi tay thông báo “hết tiền chi trả” theo hợp đồng. Nhiều anh em tổ đội trưởng các nhóm thi công phải cắm sổ đỏ, máy móc để lo cơm từng bữa.

Rước các bệnh truyền nhiễm từ thịt chó, mèo

KIM ĐỒNG |

Bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo là tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như virus dại, rối loạn đông máu, bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả (những căn bệnh đe dọa người giết mổ, vận chuyển, tiếp xúc và ăn thịt chó, mèo)…

Hành trình ngàn cây số và gần nửa thế kỷ nổi trôi của một làng nghề

BẢO TRUNG |

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, đẩy mắt nhìn lại, không ít người dân ở đây vẫn còn đó những nỗi niềm, trăn trở và nghĩ suy với cái nghề đưa họ đi qua những tháng năm hàn vi, cơ cực...

Vui khỏe cùng thể dục

QUỐC THIÊN |

Chương trình luyện tập, rèn luyện thể dục thể thao tại các doanh nghiệp, đơn vị được người lao động rất ủng hộ vì mang đến sự thoải mái về thể chất lẫn tinh thần.

Công nhân thời vụ bế tắc khi bị nợ tiền công

THÙY TRANG |

Gần một tháng qua, hàng chục công nhân thuộc các tổ thi công công trình Trung tâm Thương mại Hòa Bình Green (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) cố bám trụ, mòn mỏi đợi tiền công. Hơn 2 tháng trước, họ bất ngờ được thông báo công trình ngừng thi công, chủ thầu thì phủi tay thông báo “hết tiền chi trả” theo hợp đồng. Nhiều anh em tổ đội trưởng các nhóm thi công phải cắm sổ đỏ, máy móc để lo cơm từng bữa.

Rước các bệnh truyền nhiễm từ thịt chó, mèo

KIM ĐỒNG |

Bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo là tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như virus dại, rối loạn đông máu, bệnh xoắn khuẩn, bệnh tả (những căn bệnh đe dọa người giết mổ, vận chuyển, tiếp xúc và ăn thịt chó, mèo)…

Hành trình ngàn cây số và gần nửa thế kỷ nổi trôi của một làng nghề

BẢO TRUNG |

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, đẩy mắt nhìn lại, không ít người dân ở đây vẫn còn đó những nỗi niềm, trăn trở và nghĩ suy với cái nghề đưa họ đi qua những tháng năm hàn vi, cơ cực...

Vui khỏe cùng thể dục

QUỐC THIÊN |

Chương trình luyện tập, rèn luyện thể dục thể thao tại các doanh nghiệp, đơn vị được người lao động rất ủng hộ vì mang đến sự thoải mái về thể chất lẫn tinh thần.