Xây nhà không xây trường, các con học ở đâu?

Nhóm PV |

Ở Hà Nội, nhiều khu vực chung cư mọc lên như nấm, nhưng không có trường học. Phụ huynh đôn đáo xin xỏ chạy vạy trái tuyến cho con sang các trường ở phường, xã lân cận để không bị “đói chữ”, hoặc đành phải vào các trường tư với chi phí cao.

“Choáng váng” ở Hoàng Mai

Hòa - một học sinh lớp 1 phải học trong một lớp học có sĩ số đến 60 em tại một trường tiểu học ở Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nhưng em vẫn còn may mắn hơn so với nhiều bạn đồng trang lứa ở các khu vực khác của thủ đô… Đứa em họ của Hòa là một trong số 1.140 em vào lớp 1 trường Tiểu học Chu Văn An (Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội). Em và các bạn phải học luân phiên 4 ngày/tuần (8 buổi/tuần), học cả thứ 7, vì tổng số lớp học của trường lên con số 57, trong khi chỉ có 41 phòng học.

Học sinh đông đến nỗi Trưởng phòng GDĐT quận Hoàng Mai Phạm Đàm Thục Hạnh phải vội vã đề xuất được nâng tầng trường học. Bà Hạnh mong muốn được nâng tầng lên đối với các trường tiểu học, THCS từ 5 đến 6 tầng, còn trường mầm non cho phép nâng lên từ 4 đến 5 tầng để tăng thêm phòng học. Đó là giải pháp trước mắt khi chưa xây được thêm trường mới. Theo phê duyệt của UBND Quận, trong quý I năm 2019 trên địa bàn phường Hoàng Liệt sẽ được xây thêm 3 trường công lập mới gồm 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS. Và phải tới lúc đó thì mới có thể thôi học luân phiên.

Vì sao có sự quá tải khủng khiếp đó? Hãy nhìn vào mấy con số: Phường Hoàng Liệt có trên 85.000 dân. Toàn phường có 82 tòa chung cư, trong đó 76 tòa đi vào sử dụng. Dư luận từng “choáng váng” vì trên lô đất chỉ khoảng 5ha có 12 cao ốc chung cư HH đã khiến khu vực tăng thêm khoảng 30.000 dân. Với mật độ khoảng 4 người/m2, nơi đây trở thành khu vực “chật chội” nhất thủ đô. Ngoài ra, khu vực dự án Tây Nam Linh Đàm vừa mới xây dựng và hiện vẫn đang hoàn thiện một số tòa chung cư, trong đó có 9 tòa chung cư là nhà ở xã hội đã bán hết, cộng với 4-5 tòa chung cư thương mại, ước tính khoảng trên 3.000 - 4.000 căn hộ. Trong khi đó, phường chỉ có 2 trường tiểu học công lập: Chu Văn An và Hoàng Liệt, và vẻn vẹn 3 trường mầm non…

Phân biệt “dân cư truyền thống” và “dân chung cư”

Người dân khu vực Hoài Đức từng một phen tá hỏa khi các trường không nhận học sinh vào học, dù có hộ khẩu trên địa bàn, trong đó có Trường THCS An Khánh. Cụ thể, người dân phản ánh: Theo cô giáo chủ nhiệm, từ năm học 2018-2019 trở đi, do thiếu phòng học nhà trường sẽ không nhận tuyển sinh đầu vào là các em ở các khu chung cư (kể cả đã nhập hộ khẩu về An Khánh) mà chỉ nhận các con em ở các khu dân cư truyền thống”.

Ông Nguyễn Phan Minh - Trưởng phòng GD-ĐT Hoài Đức – trả lời trên Lao Động cho rằng, đó là do cách giải thích chưa hợp lý. “Khi gia đình có hộ khẩu ở địa phương, tất yếu là con em sẽ được đi học tại địa phương đó. Tuy nhiên, trường hợp dân số cơ học tăng, nhà trường không đáp ứng đủ thì cần phải có kiến nghị rõ ràng tới chính quyền, cấp trên, người dân và chủ đầu tư xây dựng chung cư trên địa bàn để cùng nhau chia sẻ, cùng giải quyết” – ông Minh nói. Cũng theo ông, các chủ đầu tư xây nhà ở khu vực này, không “ông nào” xây trường học cả! Và UBND huyện Hoài Đức cũng đã có kiến nghị yêu cầu các khu đô thị, chung cư cần xây dựng hạ tầng trường học song song với xây dựng chung cư, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân khi chuyển đến sinh sống tại đó, nhằm giảm sức ép đối với các trường công lập có trên địa bàn và nâng cao chất lượng đào tạo.

Chăm chăm xây nhà chứ không xây trường

GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, việc sĩ số lớp học tại Hà Nội quá tải như hiện nay là do sai lầm trong quy hoạch của Hà Nội. Các nhà đầu tư chỉ chăm chăm xây nhà chứ không xây trường. Đây là hậu quả từ việc yếu kém trong quy hoạch mà khó có thể sửa sai. Ông Dong phân tích, khi định xây một khu mới, cơ quan chức năng cần tính toán có bao nhiêu dân, ước đoán tỉ lệ trẻ học từng lớp, từng cấp ra sao sau đó tính toán về quy hoạch trường lớp. Khi đã tính toán có quy hoạch cụ thể mới cấp phép xây dựng cho các đơn vị.

“Các cơ quan chức năng khi duyệt cấp phép đầu tư xây dựng chung cư nếu không đảm bảo trường lớp, các dịch vụ công cộng đi kèm thì không được phép xây. Không thể để giáo dục hay các lĩnh vực khác như y tế, giao thông phải đi giải quyết hậu quả như hiện nay”, GS Phạm Tất Dong bày tỏ trên Lao Động.

KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội – cho rằng: Để xảy ra tình trạng tăng đột biến dân số trong các quận nội đô Hà Nội, nhất là khu vực có tốc độ phát triển nhanh là do TP.Hà Nội chưa thực sự quan tâm đến việc quy hoạch, điều tiết, phân bố dân cư. Hiện nay còn thiếu giám sát kiểm tra thường xuyên để phát hiện vấn đề. Việc thiếu giám sát này thể hiện ở phân công phân cấp vào cấp thành phố và cấp quận, huyện không rõ ràng.

Theo ông Nghiêm, vấn đề xã hội hóa giáo dục là một vấn đề quan trọng. Vấn đề ở đây là sự hài hòa giữa xã hội hóa với quyền lợi của tuổi trẻ để được phổ cập giáo dục. “Cần phải cân nhắc cái nào xã hội hóa, cái nào Nhà nước phải đầu tư. Toàn bộ trường công lập chỉ đảm bảo 60%, còn lại hệ dân lập, chứng tỏ thiếu một tầm nhìn xa để đảm bảo cân đối được các hộ khẩu” - ông Nghiêm nói.  

“Lớp quá đông, giáo viên giữ được trật tự cũng khó chứ nói gì đến dạy kiến thức”

Năm học 2018-2019 Hà Nội có khoảng 130.000 học sinh vào lớp 1, tăng 30.000 trẻ so với năm ngoái. Hà Đông là quận có đông học sinh nhập học lớp 1 nhất với 11.767 em. Xếp thứ 2 và thứ 3 lần lượt là huyện Đông Anh với 9.829 học sinh và quận Hoàng Mai với 9.785 học sinh. Ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết, việc một số trường trên địa bàn Thủ đô có sĩ số học sinh lớp 1 lên tới 70 em là có thật, và đây là việc việc bất khả kháng. Nguyên nhân của tình trạng này một phần do phụ huynh học sinh "cứ dồn vào một khu vực nhất định".

Theo Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam - GS Phạm Tất Dong bày tỏ lo ngại khi một lớp có 60 – 70 trẻ em thì sao có thể đảm bảo việc dạy và học. “Trên thế giới, lớp ở cấp tiểu học quy định sĩ số chỉ dưới 30 em/lớp. Lớp quá đông như nhiều trường ở Hà Nội thì giáo viên giữ được trật tự cũng khó chứ nói gì đến dạy kiến thức cho trẻ", GS nói.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Rắn lục đuôi đỏ đe dọa cuộc sống nhiều người dân ĐBSCL

Bảo Trung |

Ở ĐBSCL, đa phần người dân sống cạnh các khu vực nhiều bụi rậm, cây cối um tùm, đây thường là những nơi lý tưởng cho các loài rắn trú ngụ, đặc biệt là rắn lục đuôi đỏ. Vào cao điểm mùa nước nổi, một số loài rắn bị mất nơi trú ngụ nên tìm sang các khu vực cao ráo hơn để sinh sống, gần nhà dân hơn...

Dịch vụ đòi nợ thuê biến tướng, TPHCM muốn cấm

M.Q |

Dịch vụ đòi nợ thuê đang biến tướng, một số vụ việc có dấu hiệu cấu kết băng nhóm gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

TPHCM: Dân khốn đốn vì dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng tiếp tục “trễ hẹn”

MINH QUÂN |

Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng tại TPHCM đã ngưng thi công từ tháng 4.2018 vì nhà đầu tư không được tái cấp vốn. Vướng mắc liên quan đến việc thay đổi xuất xứ, tiêu chuẩn thép, và rất có thể dự án sẽ không kịp về đích theo dự kiến là 30.6.2019.

Công nhân thời vụ bế tắc khi bị nợ tiền công

THÙY TRANG |

Gần một tháng qua, hàng chục công nhân thuộc các tổ thi công công trình Trung tâm Thương mại Hòa Bình Green (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) cố bám trụ, mòn mỏi đợi tiền công. Hơn 2 tháng trước, họ bất ngờ được thông báo công trình ngừng thi công, chủ thầu thì phủi tay thông báo “hết tiền chi trả” theo hợp đồng. Nhiều anh em tổ đội trưởng các nhóm thi công phải cắm sổ đỏ, máy móc để lo cơm từng bữa.

Rắn lục đuôi đỏ đe dọa cuộc sống nhiều người dân ĐBSCL

Bảo Trung |

Ở ĐBSCL, đa phần người dân sống cạnh các khu vực nhiều bụi rậm, cây cối um tùm, đây thường là những nơi lý tưởng cho các loài rắn trú ngụ, đặc biệt là rắn lục đuôi đỏ. Vào cao điểm mùa nước nổi, một số loài rắn bị mất nơi trú ngụ nên tìm sang các khu vực cao ráo hơn để sinh sống, gần nhà dân hơn...

Dịch vụ đòi nợ thuê biến tướng, TPHCM muốn cấm

M.Q |

Dịch vụ đòi nợ thuê đang biến tướng, một số vụ việc có dấu hiệu cấu kết băng nhóm gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

TPHCM: Dân khốn đốn vì dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng tiếp tục “trễ hẹn”

MINH QUÂN |

Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng tại TPHCM đã ngưng thi công từ tháng 4.2018 vì nhà đầu tư không được tái cấp vốn. Vướng mắc liên quan đến việc thay đổi xuất xứ, tiêu chuẩn thép, và rất có thể dự án sẽ không kịp về đích theo dự kiến là 30.6.2019.

Công nhân thời vụ bế tắc khi bị nợ tiền công

THÙY TRANG |

Gần một tháng qua, hàng chục công nhân thuộc các tổ thi công công trình Trung tâm Thương mại Hòa Bình Green (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) cố bám trụ, mòn mỏi đợi tiền công. Hơn 2 tháng trước, họ bất ngờ được thông báo công trình ngừng thi công, chủ thầu thì phủi tay thông báo “hết tiền chi trả” theo hợp đồng. Nhiều anh em tổ đội trưởng các nhóm thi công phải cắm sổ đỏ, máy móc để lo cơm từng bữa.