Nhà nghiên cứu Vương Hoài Lâm lí giải nguồn gốc hát bội

DI PY |

Tại chương trình "Kính đa chiều", nhà nghiên cứu Vương Hoài Lâm nhận định, hát bội là sự dung hòa giữa các yếu tố dân gian, Đông Á và Nam Á.

Theo thạc sĩ, nhà nghiên cứu Vương Hoài Lâm, hát bội và tuồng cổ là hai tên gọi cho cùng một loại hình biểu diễn. Trong đó, tuồng là tên gọi phổ biến nhất hiện nay.

Về nguồn gốc của hát bội, một số nhà nghiên cứu cho rằng, loại hình nghệ thuật này là một nhánh của hí khúc Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cho rằng nhận định này chưa chính xác.

Nhà nghiên cứu Vương Hoài Lâm dẫn chứng từ công trình nghiên cứu tên "Sơ thảo về lịch sử nghệ thuật tuồng" của giáo sư Hoàng Châu Ký, một trong những nhà nghiên cứu đầy đủ và chuyên sâu nhất.

Theo giáo sư Hoàng Châu Ký, hát bội ra đời dựa trên ba nhân tố. Đầu tiên, dựa trên các hình thức diễn xướng dân gian. Thứ hai là việc giao lưu văn hóa, biểu diễn truyền thống của khu vực Đông Bắc Á, cụ thể là Trung Quốc. Thứ ba là sự giao lưu văn hóa của khu vực Nam Á, cụ thể là văn hóa Chăm Pa Chiêm Thành cổ.

Do đó, nếu nói nét văn hóa hát bội được mang từ quốc gia này sang quốc gia khác thì vô cùng khiên cưỡng. Bởi vì hát bội được sinh ra trên cương vực lãnh thổ, được duy trì và phát triển dựa trên sự hun đúc của một dân tộc nên mang dấu ấn riêng của địa phận ấy.

Ông nhấn mạnh: “Nghệ thuật hát bội là sự dung hòa giữa các yếu tố truyền thống, có dân gian, có khu vực Đông Á, Nam Á và tạo ra màu sắc riêng của sân khấu hát bội”.

Nhà nghiên cứu Vương Hoài Lâm cho biết, trong một thời gian dài, các đơn vị biểu diễn hát bội đã hiện đại hóa ngôn từ để thu hút nhiều khán giả. Tuy nhiên, những người thích xem hát bội xưa lại cảm thấy vơi đi phần nào khí chất của loại hình nghệ thuật truyền thống này.

DI PY
TIN LIÊN QUAN

Truyền tải văn hóa Hangeul đến giới trẻ Việt

Thanh Hương |

Viện Bảo tàng Hangeul Quốc gia phối hợp với Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức thành công sự kiện văn hóa Hangeul - chữ viết tiếng Hàn đến giới trẻ Việt Nam.

55 tác phẩm được trao giải sáng tác văn học - nghệ thuật Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Tối 15.7, tại TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã diễn ra lễ trao giải “Cuộc vận động sáng tác Văn học - Nghệ thuật kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình; 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh”.

Trung Quân hát cùng Bùi Anh Tuấn trong live concert 1689

La Huế |

Tối 13.7, live concert 1689 của ca sĩ Trung Quân đã diễn ra tại TPHCM. Tại đây, phần song ca của Trung Quân và Bùi Anh Tuấn được thiết kế như một lễ cưới.

Truyền nhân hát bội đời thứ 4 được NSƯT Thoại Mỹ khen ngợi hết lời

An Nhiên |

Đoàn Bảo Ngọc - hậu duệ đời thứ 4 trong gia đình có truyền thống làm nghệ thuật hát bội nhận nhiều lời khen từ NSƯT Thoại Mỹ  và dàn giám khảo khó tính của Trăm năm ánh Việt.

Truyền tải văn hóa Hangeul đến giới trẻ Việt

Thanh Hương |

Viện Bảo tàng Hangeul Quốc gia phối hợp với Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức thành công sự kiện văn hóa Hangeul - chữ viết tiếng Hàn đến giới trẻ Việt Nam.

55 tác phẩm được trao giải sáng tác văn học - nghệ thuật Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Tối 15.7, tại TP. Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã diễn ra lễ trao giải “Cuộc vận động sáng tác Văn học - Nghệ thuật kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình; 75 năm Ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm Ngày tái lập tỉnh”.

Trung Quân hát cùng Bùi Anh Tuấn trong live concert 1689

La Huế |

Tối 13.7, live concert 1689 của ca sĩ Trung Quân đã diễn ra tại TPHCM. Tại đây, phần song ca của Trung Quân và Bùi Anh Tuấn được thiết kế như một lễ cưới.

Truyền nhân hát bội đời thứ 4 được NSƯT Thoại Mỹ khen ngợi hết lời

An Nhiên |

Đoàn Bảo Ngọc - hậu duệ đời thứ 4 trong gia đình có truyền thống làm nghệ thuật hát bội nhận nhiều lời khen từ NSƯT Thoại Mỹ  và dàn giám khảo khó tính của Trăm năm ánh Việt.