Tham gia có các nhà hát múa rối trên toàn quốc gồm: Nhà hát múa rối Việt Nam, Nhà hát nghệ thuật Phương Nam, Nhà hát múa rối Hải Phòng, Nhà hát nghệ thuật Cánh Diều, Nhà hát nghệ thuật đương đại Đồng Nai và Học viện Âm nhạc- Nghệ thuật trình diễn Soul (SMPAA).

Đường phố đi bộ sẽ được thiết kế sân khấu chính rối nước kết hợp rối cạn một cách độc đáo và sáng tạo, cùng 5 cụm sân khấu nhỏ với nhiều thể loại múa rối khác nhau như rối dây, rối que, rối hiện đại…, liên tục biểu diễn đan xen nhằm mục đích mang đến cho công chúng được thưởng thức nhiều tác phẩm nghệ thuật múa rối.
Bên cạnh đó, hoạt động diễu hành trên đường đi bộ trước mỗi giờ diễn cùng với các nhân vật rối, xiếc, trống kèn thiếu nhi, nhóm nhạc… chắc chắn sẽ mang đến một không gian nghệ thuật truyền thống - hiện đại đầy mầu sắc và hấp dẫn.

Tại Festival, Nhà hát múa rối Việt Nam mang đến tác phẩm “Hồn Quê”, “Giai điệu quê hương”, “Phượt cùng bà lão đánh cá". Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam biểu diễn rối nước truyền thống với 16 trò cổ dân gian, cùng các tiết mục rối cạn và xiếc tạp kỹ. Nhà hát múa rối Hải Phòng có tác phẩm “Giai điệu ký ức”, Nhà hát nghệ thuật đương đại Đồng Nai có tác phẩm “Đại dương xanh”. Nhà hát nghệ thuật Cánh Diều có rối nước truyền thống và sân khấu tài năng - là phần tham gia trình diễn của các nghệ sỹ tự do, bán chuyên nghiệp với nhiều hình thức phong phú như rối dây, rối tuồng, rối tay...
Trong Festival múa rối lần này, ban tổ chức (BTC) đã tạo điều kiện cho hơn 1.000 em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn tại các mái ấm, nhà mở, khu nuôi dạy trẻ em cơ nhỡ trên địa bàn thành phố… đến thưởng thức các tiết mục múa rối.

Vương Duy Biên nhấn mạnh sẽ tiếp tục tổ chức Festival vào năm sau.
Đồng thời, BTC cũng sẽ dành tặng những phần quà giúp cho ước mơ của một số em thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh trở thành hiện thực. Trong đó có 5 phần quà đặc biệt, giúp các em học hết đại học theo đúng nguyện vọng của mình.