Gần hai thập niên chờ đợi mở rộng tuyến đường cửa ngõ Sài Gòn

M.Q |

Dự án dự án mở rộng quốc lộ 13 (đoạn từ chân cầu Bình Triệu đến cầu Bình Phước - quốc lộ 1, Q.Thủ Đức) đến nay đã đình trệ 18 năm vì thiếu vốn.

Mới đây, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM sớm trình hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án quốc lộ 13.

Theo ông Nguyễn Vĩnh Ninh - Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM, đơn vị đang nghiên cứu, đề xuất chủ trương đầu tư quốc lộ 13, báo cáo UBND thành phố, để triển khai trong thời gian tới. “Nếu mọi việc thuận lợi, trong tháng 7.2019 có thể triển khai” – ông Ninh – nói.

Ông Ninh thông tin thêm, chủ trương chung của TPHCM giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng sẽ giao cho quận/huyện trên tuyến quốc lộ 13 xây dựng các phương án. Sở GTVT TPHCM cũng cho biết từ đầu năm 2018, TP đã bắt tay cùng tỉnh Bình Dương tiến hành các phương án đền bù giải tỏa để dự án sớm được tiến hành.

Giao thông kẹt cứng trên quốc lộ 13 (TPHCM). Ảnh: Minh Quân
Giao thông kẹt cứng trên quốc lộ 13 (TPHCM). Ảnh: Minh Quân

Dự án mở rộng quốc lộ 13 nằm trong dự án thành phần xây dựng cầu Bình Triệu 2 được hình thành từ 18 năm trước (năm 2001). Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành dự án cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn 1) vào năm 2004 sẽ triển khai tiếp dự án giai đoạn 2. Nhưng sau hơn hai năm, chủ đầu tư dự án cũ là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 rời khỏi dự án cầu đường Bình Triệu 2 (giai đoạn 1).

Đến năm 2007, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII) bắt đầu nghiên cứu đầu tư dự án cầu đường Bình Triệu giai đoạn 2.

Trong đó, đã xác lập tiểu dự án mở rộng quốc lộ 13 dài 5.474m, rộng 53m cho 10 làn xe lưu thông, với tổng vốn đầu tư 1.941 tỉ đồng (xây lắp hơn 351 tỉ đồng và vốn ngân sách lo đền bù giải tỏa hơn 1.580 tỉ đồng).

Tuy nhiên, do thiếu ngân sách đền bù giải tỏa nên dự án tiếp tục “án binh bất động” và chỉ sau bốn năm dự án tăng hơn gấp đôi vốn đầu tư.

Năm 2011, CII xác định tổng mức đầu tư dự án trên là 4.723 tỉ đồng, trong đó vốn xây lắp 950 tỉ đồng và vốn đền bù giải tỏa lên đến 3.773 tỉ đồng.

Trước tình hình nguồn vốn khó khăn, năm 2013 CII tiếp tục đề xuất bóp hẹp lộ giới mở rộng quốc lộ 13 từ 53m xuống còn 42m với vốn đầu tư 3.182 tỉ đồng, trong đó xây lắp hơn 712 tỉ đồng, còn lại là tiền đền bù giải tỏa.

Tuy nhiên, một lần nữa ngân sách TPHCM vẫn không đủ trong khi số tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng bị đội vốn quá lớn. Do đó dự án vẫn còn nằm trên giấy gần 20 năm nay.

M.Q
TIN LIÊN QUAN

Sở GTVT TPHCM yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão

MINH QUÂN |

Sở GTVT TPHCM vừa có văn bản gửi các đơn vị có liên quan tăng cường đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường trong mùa mưa bão.

Tai nạn giữa ngã tư đường huyết mạch nối Bình Dương - TP.HCM, giao thông ùn ứ

ĐINH TRỌNG |

Vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe tải ở ngã tư trên đường Mỹ Phước – Tân Vạn khiến người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu. Tai nạn cũng làm giao thông trên đường huyết mạch nối nhiều khu công nghiệp của Bình Dương về TP.HCM bị rối loạn.

TPHCM triển khai siêu kế hoạch giao thông 96.000 tỉ ra sao?

M.Q |

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, TPHCM phải đưa vào sử dụng 68 dự án đường bộ nhằm giải tỏa nhiều điểm ùn tắc giao thông.

TPHCM chi hơn 96.000 tỉ đồng giảm ùn tắc giao thông từ nay đến năm 2020

MINH QUÂN |

Tổng nguồn lực tập trung thực hiện Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2018 - 2020 là 96.159 tỉ đồng.

Sở GTVT TPHCM yêu cầu đảm bảo an toàn giao thông mùa mưa bão

MINH QUÂN |

Sở GTVT TPHCM vừa có văn bản gửi các đơn vị có liên quan tăng cường đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường trong mùa mưa bão.

Tai nạn giữa ngã tư đường huyết mạch nối Bình Dương - TP.HCM, giao thông ùn ứ

ĐINH TRỌNG |

Vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe tải ở ngã tư trên đường Mỹ Phước – Tân Vạn khiến người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu. Tai nạn cũng làm giao thông trên đường huyết mạch nối nhiều khu công nghiệp của Bình Dương về TP.HCM bị rối loạn.

TPHCM triển khai siêu kế hoạch giao thông 96.000 tỉ ra sao?

M.Q |

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, TPHCM phải đưa vào sử dụng 68 dự án đường bộ nhằm giải tỏa nhiều điểm ùn tắc giao thông.

TPHCM chi hơn 96.000 tỉ đồng giảm ùn tắc giao thông từ nay đến năm 2020

MINH QUÂN |

Tổng nguồn lực tập trung thực hiện Chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2018 - 2020 là 96.159 tỉ đồng.