Bạn đang gánh chịu bạo lực
Bạo lực là điều không thể chấp nhận trong mối quan hệ hôn nhân bởi hầu hết các hành vi ngược đãi không dừng lại mà vẫn tiếp tục lặp lại.
Sống trong một gia đình bạo lực, trẻ em cũng bị tác động rất xấu đến tính cách khi trưởng thành.
Bạn cảm thấy ngột ngạt
Người ấy luôn đeo bám hoặc kiểm soát bạn, lấy đi sự tự do của bạn và khiến bạn cảm thấy như không có không khí để thở. Một người không tôn trọng không gian riêng khiến bạn cảm thấy ngột ngạt không phải là người mà bạn nên gắn bó suốt cuộc đời.
Người chồng "đa nhân cách"
Anh ta luôn đối xử với bạn rất tốt nơi công cộng, trở thành một quý ông trong mắt người ngoài. Nhưng khi về nhà, anh ta bắt đầu lộ ra bản tính thô lỗ, hay phàn nàn, cục cằn và thậm chí thường xuyên cáu gắt với vợ.
Bạn cảm thấy cô đơn hơn cả khi còn độc thân
Thỉnh thoảng cảm thấy cô đơn cũng không sao, nhưng nếu bạn luôn cảm thấy cô đơn khi ở bên bạn đời thì không ổn chút nào. Đặc biệt là khi bạn cảm thấy cô đơn hơn cả lúc ở một mình thì đã đến lúc chấm dứt mối quan hệ này.
Không còn tin tưởng nhau
Niềm tin là nền tảng cho bất cứ mối quan hệ nào. Khi mất niềm tin, người ta sẽ ngờ vực lẫn nhau, mâu thuẫn, căng thẳng tất yếu phát sinh. Khi không còn tin nhau, người ta sẽ không tìm được điểm tựa cho sự hòa giải và đó là nguyên nhân của các cuộc cãi vã không ngừng.
Bạn thà làm bất cứ điều gì khác hơn là dành thời gian cho bạn đời
Ngay cả khi bạn phải làm thêm giờ tại công ty hoặc làm việc nhà mà bạn ghét, bạn vẫn thích làm những việc này hơn là dành thời gian cho bạn đời. Cho dù đó là vì bạn không còn muốn ở bên họ, hay vì bạn đang chạy trốn vì một lý do nào đó thì đây là một dấu hiệu cho thấy bạn nên thành thật với chính mình và cố gắng hiểu tại sao bạn không muốn ở bên họ nữa.
Cả hai độc lập quá mức
Đây có thể là vấn đề thường gặp của những cặp vợ chồng rất trẻ. Nếu họ kết hôn vào giữa độ tuổi 20, theo thời gian họ đang ở giữa độ tuổi 30, một trong số họ có thể đã thay đổi hoặc đã quyết định họ thích một hình mẫu khác với vợ/chồng hiện tại.