Những bệnh nhân mắc bệnh gút
Bệnh gút là bệnh hình thành do rối loạn chuyển hóa purin, trong khi đậu tương rất giàu purin, là loại chất ưa nước. Sau khi đậu nành được chế biến thành sữa, hàm lượng purin sẽ được tăng lên đáng kể.
Vì vậy, những bệnh nhân bị gút không nên uống nhiều sữa đậu nành và cần kiểm soát chặt chẽ lượng sữa đậu nành đưa vào cơ thể. Ngoài ra, để ngăn ngừa và điều trị bệnh gút, việc kiểm soát lượng dầu và thức ăn béo như thịt, cá cũng rất quan trọng.
Những người có chức năng tiêu hóa tương đối kém
Theo y học cổ truyền, sữa đậu nành có tính lạnh, vì vậy những người mắc chứng khó tiêu, ợ hơi và các bệnh về dạ dày không nên uống quá nhiều loại sữa này. Ngoài ra, dưới tác dụng của men, sữa đậu nành sẽ sinh ra nhiều khí, làm đầy bụng và rối loạn tiêu hóa.
Bên cạnh đó, những bệnh nhân viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính được khuyến cáo không nên ăn các sản phẩm từ đậu tương để tránh tình trạng kích thích tiết axit dịch vị quá mức.
Bệnh nhân đang trong thời kỳ phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật hoặc ốm đau
Sau khi phẫu thuật hoặc ốm đau, sức đề kháng của cơ thể người bệnh nhìn chung rất yếu, chức năng tiêu hóa tương đối kém, do đó không nên uống sữa đậu nành trong thời gian hồi phục. Bởi có thể dễ dàng dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy và các triệu chứng nghiêm trọng khác.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, trong thời gian hồi phục, bệnh nhân uống sữa chua tốt hơn, có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, bảo vệ chức năng của dạ dày và ruột.
Bệnh nhân sỏi thận
Axit oxalic có trong sữa đậu nành sẽ kết hợp với canxi trong thận, không chỉ dễ hình thành sỏi mà còn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh sỏi thận. Do đó, bệnh nhân sỏi thận không nên uống sữa đậu nành.