Để trẻ có một mùa hè an toàn

Quang Minh |

Nhiều bậc cha mẹ đều có nỗi lo làm sao để chăm sóc, quản lý, giáo dục con, bảo đảm cho trẻ có một mùa hè an toàn, bổ ích, đặc biệt là vấn đề tai nạn thương tích.

Theo số liệu của các cơ quan quản lý nhà nước, trung bình mỗi năm Việt Nam có tới khoảng 4.000 trẻ em bị tử vong do các nguyên nhân tai nạn, thương tích khác nhau, trong đó đuối nước và tai nạn giao thông là các nguyên nhân tử vong hàng đầu.

Nhờ có những giải pháp can thiệp khá đồng bộ, số trẻ em tử vong do đuối nước giai đoạn 2016 - 2020 đã giảm so với giai đoạn 2010 - 2015.

Tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước giảm trung bình từ 3-4%/năm, tương đương với tổng số khoảng 500 trẻ em được cứu sống mỗi năm.

Tuy nhiên, trung bình mỗi năm ở Việt Nam vẫn còn khoảng hơn 2.000 trẻ em bị tử vong do đuối nước.

Mùa hè năm nay mới chỉ bắt đầu nhưng những ngày gần đây, liên tiếp những vụ việc trẻ tử vong thương tâm do đuối nước.

Bác sỹ Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ: "Tai nạn thương tích xảy ra đa số xung quanh nhà và trong khuôn viên nhà, nhiều nhất là vấn đề đuối nước. Bên cạnh đó, các em bé có thể chọc que vào ổ điện, tiếp xúc với chất tẩy rửa, uống nhầm các loại thuốc của người lớn không phù hợp với trẻ...".

Vì vậy, ông An lưu ý vai trò của gia đình trong bảo vệ trẻ em, xây dựng mô hình Ngôi nhà an toàn là vô cùng quan trọng.

Ông An chia sẻ “bí kíp” cho các gia đình: “Mô hình ngôi nhà an toàn đảm bảo cung cấp cho cha mẹ kiến thức, cách phát hiện những nguy cơ gây ra tai nạn cho trẻ trong nhà như vị trí để phích nước như thế nào, tủ thuốc phải cất ở nơi không trong tầm với của trẻ, dao nhọn phải cất cao, không được đựng hoá chất trong các chai lọ như nước khoáng, nước ngọt… ”.

Cũng trao đổi về vấn đề này, ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết, cần nhận thức chính xác về tầm quan trọng của việc bảo vệ sinh mạng trẻ em và tìm kiếm giải pháp.

Bên cạnh đó, vấn đề tạo môi trường vật chất an toàn cho trẻ, bảo đảm môi trường trong gia đình và cộng đồng được an toàn cần được chú trọng.

Trẻ em và cha, mẹ, các thành viên gia đình cần học các kỹ năng về an toàn để bảo vệ chính trẻ em và bảo vệ con cháu.

Ông Nam chia sẻ: “Xây dựng kỹ năng cho gia đình để phòng ngừa tránh tai nạn, rồi kiến thức sơ cứu cấp cứu rất quan trọng. Cha mẹ chỉ cần dành thời gian một chút thôi để đọc, để nhớ đến khi cần thiết đôi khi sẽ cứu được sinh mạng của trẻ.”

Theo Cục trưởng Cục Trẻ em, quan sát thực tế là nhiều vụ tai nạn trẻ em xảy ra nhưng chưa có vụ tai nạn dẫn đến tử vong nào của trẻ em được xác minh, điều tra cụ thể để quy trách nhiệm và xử lý hình sự các bên liên quan.

Trong thời gian gần, dự kiến ngay trong tháng 6 này, sẽ có chương trình Quốc gia được phê duyệt để bảo vệ trẻ em khỏi tai nạn thương tích.

Tuy nhiên, ông Nam lưu ý: “Việc bảo vệ trẻ em không chỉ là việc của chương trình quốc gia 5 năm, 10 năm mà là việc mỗi gia đình, mỗi người có trách nhiệm bảo vệ trẻ em phải làm hàng ngày”.


Quang Minh
TIN LIÊN QUAN

Trẻ em là đối tượng cần quan tâm đặc biệt trong dịch COVID - 19

Quang Minh |

Trong bối cảnh dịch COVID-19, nhiều trẻ em dương tính COVID-19 hoặc trở thành F1, F2. Cơ quan chức năng cho rằng, không để trẻ em nào cần hỗ trợ mà không được hỗ trợ trong thời kỳ này.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống COVID-19 cho trẻ em

QUANG MINH |

Cục Trẻ em cũng yêu cầu địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống COVID-19 cho trẻ em và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong đại dịch.

Cần làm gì trước những clip độc hại ảnh hưởng đến trẻ em trên YouTube?

QUANG MINH |

Những clip có nội dung không phù hợp vẫn tràn lan, bủa vây trẻ em khi tham gia vào môi trường mạng. Để bảo vệ trẻ em, cần sự chung tay của cơ quan quản lý và gia đình.

Trẻ em là đối tượng cần quan tâm đặc biệt trong dịch COVID - 19

Quang Minh |

Trong bối cảnh dịch COVID-19, nhiều trẻ em dương tính COVID-19 hoặc trở thành F1, F2. Cơ quan chức năng cho rằng, không để trẻ em nào cần hỗ trợ mà không được hỗ trợ trong thời kỳ này.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống COVID-19 cho trẻ em

QUANG MINH |

Cục Trẻ em cũng yêu cầu địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống COVID-19 cho trẻ em và bảo đảm an toàn cho trẻ em trong đại dịch.

Cần làm gì trước những clip độc hại ảnh hưởng đến trẻ em trên YouTube?

QUANG MINH |

Những clip có nội dung không phù hợp vẫn tràn lan, bủa vây trẻ em khi tham gia vào môi trường mạng. Để bảo vệ trẻ em, cần sự chung tay của cơ quan quản lý và gia đình.