Tiếng rao 4.0: Gánh flan mang theo ước mơ của người đàn ông nghèo

An Nhiên |

Chương trình Tiếng rao 4.0 tuần này mang đến câu chuyện của chú Lệ - người chồng tần tảo bên gánh bánh flan mang cả ước mơ một đời dành cho vợ

TPHCM - thành phố năng động, giao thoa văn hóa ẩm thực của vùng miền và nhiều quốc gia trên thế giới, không khó để tìm một món ăn ngon ở nơi này. Mọi nẻo đường, ngóc ngách hay bất kể những con hẻm hẹp, sâu hun hút cũng là nơi mà người dân hay khách du lịch dễ dàng tìm đến món ăn ngon, từ cầu kì đến đơn giản.

Mỗi một con đường ẩm thực ở đây sẽ mang những nét đặc trưng riêng. Và ngay trên đường Huỳnh Tấn Phát, Quận 7 có một gánh hàng rong đã trở nên quen thuộc cũng như mang điểm nhấn riêng, thu hút riêng với những người yêu ẩm thực TPHCM - đến từ một người đàn ông hay e thẹn Lưu Văn Lệ.

Gánh hàng rong ngọt ngào từ những chiếc bánh flan của chú Lệ chứa đựng đằng sau là kỷ niệm thời cắp sách đến trường của các cô, cậu học trò trường THCS Huỳnh Tấn Phát. Mỗi chiếc flan nhỏ nhưng để đọng lại hương vị trong trí nhớ người dân và các cô, cậu học trò.

Từng miếng flan béo ngậy, không quá ngọt hòa quyện như in với hương vị cà phê sữa sánh mịn tạo nên nét lạ, đặc trưng của gánh hàng rong chú Lệ. Để tạo nên sự khác biệt ấy, người thợ làm bánh này rất tỉ mỉ, kỹ càng trong khâu chọn nguyên liệu đến quá trình nấu. Chú kỹ trong từng bước từ cách đánh tơi trứng, trộn các nguyên liệu và đặc biệt, cà phê được ăn kèm với bánh flan mang hương vị riêng, tạo nên sự thương nhớ không thể nào quên.

Đối với mọi người, gánh hàng rong bánh flan chú Lệ đơn thuần chỉ là mưu sinh nhưng đâu ai ngờ, ẩn sau sự yêu thương của người chồng nghèo dành tới vợ. Cuộc sống khó khăn, ở cái tuổi an hưởng tuổi già, sum vầy bên con cháu, chú Lệ vẫn hằng ngày miệt mài bán từng chiếc bánh flan để hoàn thành ước mơ thật đẹp gửi tới vợ. Chú tâm sự: “Mình ráng mình được cứ làm. Làm cũng đủ để có ít chút đỉnh để dưỡng già”.

Thương cho cuộc sống mưu sinh của người đàn ông nghèo tần tảo bên gánh hàng rong với hương vị ngọt ngào luôn có mặt ở địa điểm bán từ lúc 6 giờ sáng, Color Man đã quyết định giúp chú Lệ có một buổi bán hàng thật đặc biệt. Theo đó, Color Man sẽ thực hiện thử thách bán 300 ly bánh flan trong vòng 60 phút để giúp chú Lệ hoàn thành ước nguyện tuổi già cùng vợ.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Tiếng rao 4.0: Xót xa cụ bà 62 tuổi mắc di chứng bệnh động kinh đi bán bánh

An Nhiên |

Chương trình Tiếng rao 4.0 tuần này đưa khán giả đến vùng đất xa xôi tại xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre để thăm cô Hà - người phụ nữ kiên cường mang trong mình căn bệnh quái ác suốt 60 năm vẫn ngày ngày đi bán bánh nuôi mẹ già.

Tiếng rao 4.0: Xe bán xôi hơn 20 năm của hai anh em già neo đơn

An Nhiên |

Chiếc xe bán xôi chứng kiến sự tủi hờn của hai anh em già neo đơn nương tựa nhau qua tuổi già xuất hiện trong Tiếng rao 4.0 tuần này.

Tiếng rao 4.0: Tinh thần lạc quan của người đàn ông 61 tuổi bán bún riêu

An Nhiên |

Xe bún riêu, canh bún 17 năm tuổi của chú Đức sẽ xuất hiện trong Tiếng rao 4.0 tuần này.

Tiếng rao 4.0: Xót thương đôi vợ chồng già bên xe bắp nướng gần 20 năm

An Nhiên |

Khán giả Tiếng rao 4.0 xúc động khi nghe câu chuyện tình yêu của vợ chồng nghèo cùng nhau mưu sinh bên gánh hàng rong.

Tiếng rao 4.0: Xót xa cụ bà 62 tuổi mắc di chứng bệnh động kinh đi bán bánh

An Nhiên |

Chương trình Tiếng rao 4.0 tuần này đưa khán giả đến vùng đất xa xôi tại xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre để thăm cô Hà - người phụ nữ kiên cường mang trong mình căn bệnh quái ác suốt 60 năm vẫn ngày ngày đi bán bánh nuôi mẹ già.

Tiếng rao 4.0: Xe bán xôi hơn 20 năm của hai anh em già neo đơn

An Nhiên |

Chiếc xe bán xôi chứng kiến sự tủi hờn của hai anh em già neo đơn nương tựa nhau qua tuổi già xuất hiện trong Tiếng rao 4.0 tuần này.

Tiếng rao 4.0: Tinh thần lạc quan của người đàn ông 61 tuổi bán bún riêu

An Nhiên |

Xe bún riêu, canh bún 17 năm tuổi của chú Đức sẽ xuất hiện trong Tiếng rao 4.0 tuần này.

Tiếng rao 4.0: Xót thương đôi vợ chồng già bên xe bắp nướng gần 20 năm

An Nhiên |

Khán giả Tiếng rao 4.0 xúc động khi nghe câu chuyện tình yêu của vợ chồng nghèo cùng nhau mưu sinh bên gánh hàng rong.