Lao động trẻ không mặn mà với các ngành sản xuất

Lê An Nhiên |

Thiếu lao động, khó tuyển lao động là thực trạng mà các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành sản xuất đang gặp phải.

Doanh nghiệp xa trung tâm cũng là lý do để khó tuyển người

“Từ sáng giờ các bạn chỉ ngó qua mà không hề có ý định dừng chân lâu để tìm hiểu. Trong khi nhìn qua các gian tuyển dụng của các ngành nghề “hot” hoặc doanh nghiệp ở ngay trung tâm mà thèm”, đại diện một nhà tuyển dụng là doanh nghiệp trong khu chế xuất Tân Thuận (TPHCM) chia sẻ tại ngày hội việc làm được tổ chức mới đây ở một trường đại học tại TPHCM.

Theo đó, các vị trí công việc mà nhà tuyển dụng trên đưa ra không cần kinh nghiệm, mức lương tương đối, với nhiều điều khoản phúc lợi dành cho người lao động. Thế nhưng vẫn không có nhiều người trẻ mặn mà. Vị trưởng phòng nhân sự thở dài: “So với các khu công nghiệp, khu chế xuất khác, khu chế xuất Tân Thuận rất gần với trung tâm thành phố rồi nhưng nhiều bạn trẻ vẫn e ngại. Nhiều bạn học ở trung tâm, quen với sinh hoạt, ăn uống ở trung tâm nên không muốn ra ngoài”.

Theo ông Trần Công Khanh – Trưởng phòng Quản lý lao động (Ban quản lý KCX – CN TPHCM), theo kế hoạch, đến năm 2020, toàn thành phố sẽ có 23 khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao hoạt động, dự kiến sẽ có 1.600 doanh nghiệp đầu tư. Hiện tại, thành phố có 17 khu đang hoạt động với  1.200 doanh nghiệp, trong đó có 500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng số lao động đang làm việc tại các khu này là 285.000 – 290.000 công nhân, lao động. Tỷ lệ biến động lao động ở các doanh nghiệp thuộc KCX – CN TP vào khoảng 10%, tương đương 20.000 – 25.000 lao động, trong đó có hơn 8.000 lao động chất lượng cao. Nhu cầu lao động của các doanh nghiệp dệt may cao nhất chiếm tới 40%, sau đó là công nghệ thông tin với 14%, cơ khí chiếm 8,1%...

Theo khảo sát “Chân dung nhân lực ngành sản xuất: Thách thức và cơ hội trong nền công nghiệp 4.0” do Navigos Group thực hiện, 39% doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp ngành sản xuất đang thiếu lao động, cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, 55% ứng viên là người lao động tham gia khảo sát cũng trả lời rằng, họ nhận thấy doanh nghiệp mình làm việc đang thiếu lao động trầm trọng. 37% cho biết khối lượng công việc của họ tăng cao do bị ảnh hưởng bởi việc thiếu lao động này.

Về phía doanh nghiệp, 35% cho biết doanh nghiệp họ thiếu các nhân sự đạt được yêu cầu về chất lượng công việc. Mặc dù nhân sự ngành sản xuất có mức độ gắn bó với doanh nghiệp cao, tuy nhiên các lý do khiến nhân sự nghỉ việc cũng rất đặc thù liên quan đến yếu tố ngành nghề. 36% ý kiến cho biết môi trường làm việc bị ô nhiễm và 26% ý kiến về việc đi làm xa trung tâm hiện cũng là những thách thức lớn nhất đối với họ khi làm việc trong ngành này. Ở góc độ tuyển dụng, 39% doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng chia sẻ việc các khu công nghiệp ở xa trung tâm cũng là một trong những thách thức lớn nhất của họ khi tuyển dụng nhân sự.

Làm gì để thu hút người trẻ vào ngành… vất vả?

“Tôi từng tiếp nhận nhiều bạn đến xin làm việc không lương. Bạn ấy đi học ở nước ngoài về, tuy nhiên, ngoài tiếng Anh giao tiếp được thì chuyên môn của bạn ấy là cả một vấn đề. Tôi chẳng biết giao cho bạn ấy việc gì cả, tuy nhiên vì có mối quan hệ với phụ huynh nên tôi vẫn tiếp nhận. Mỗi buổi sáng, bạn ấy đến công ty với một ly cà phê của một thương hiệu nổi tiếng, máy tính xách tay mấy chục triệu đồng, ăn mặc cực kỳ sang chảnh. Tới trưa thì đi ăn với bạn bè ở những quán xá đắt tiền. Tôi được các bạn ở phòng nhân sự phản ảnh, nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các bạn khác. Vậy là tôi nói khéo với phụ huynh của bạn ấy không tiếp nhận nữa”, giám đốc một công ty truyền thông lớn ở quận 1 (TPHCM) chia sẻ về tình huống mình gặp phải.

Bà Phạm Ngọc Điệp – Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp thuộc Ban quản lý các KCX – CN TP, cho rằng: “Không ít bạn trẻ còn mơ hồ về công việc mình lựa chọn. Tuy nhiên, không thể trách các bạn được mà những người làm công tác hướng nghiệp từ nhà trường, gia đình, công tác dự báo nhân lực, truyền thông về nghề nghiệp cần xem lại mình đã thực sự làm tốt công việc lâu nay chưa. Ví dụ như bạn trẻ đi làm không cần lương, hoặc “việc vất vả quá thì về nhà má nuôi”, lý do các bạn ngại công việc ngành sản xuất phần do gia đình nữa”.

“Trong khi hàng năm, báo chí đều đăng tải hàng loạt thông tin hàng trăm ngàn cử nhân, kỹ sư thất nghiệp thì các doanh nghiệp vẫn than thiếu lao động. Như vậy là cung – cầu vênh nhau. Các bạn đi học ngành mà xã hội chưa cần hoặc không cần mà chỉ đi học vì những lý do mơ hồ nào đó như cha mẹ thích, nghề này lương cao, nghề này sang chảnh… Hướng nghiệp không phải là việc mà các cơ quan chuyên môn, cha mẹ làm khi các bạn chuẩn bị thi đại học mà phải làm từ trước đó rất nhiều. Nghề nghiệp ngoài liên quan đến sở thích, còn phải phù hợp với nhu cầu của xã hội”, bà Điệp chia sẻ.

Ngoài thay đổi từ định hướng nghề nghiệp, theo khảo sát của Navigos Group, việc làm ngành trong sản xuất không “hấp dẫn” giới trẻ chính là thách thức lớn nhất của họ. Có 32% doanh nghiệp chia sẻ họ sẽ tập trung xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng trong thời gian tới do những khó khăn hiện đang gặp phải khi yếu tố thương hiệu của tổ chức không đủ mạnh để thu hút được người lao động.

Ông Gaku Echizenya, CEO Navigos Group Việt Nam cho rằng: “Có thể nói ngành sản xuất đã và đang là lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên nếu không mạnh dạn nắm bắt cơ hội này bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghiệp 4.0 thì những thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á sẽ là những điểm đến lý tưởng hơn cho các nhà đầu tư. Do vậy, bên cạnh việc áp dụng công nghệ để đổi mới quy trình sản xuất thì việc đào tạo đội ngũ nhân lực cần phải được các doanh nghiệp tại Việt Nam đặc biệt chú trọng”.  

Lê An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Người lao động không coi trọng kỹ năng mềm vì chưa sinh lợi ngay!

Lê Tuyết |

Gặp khó khăn không biết cách chia sẻ, có bức xúc trong công việc hoặc không hài lòng với đồng nghiệp không biết cách bày tỏ, không biết cách kiềm chế cảm xúc… là những điểm yếu mà người lao động (NLĐ), đặc biệt là lao động phổ thông đang gặp phải. Tuy nhiên, NLĐ lại không có ý định cải thiện các kỹ năng mềm bởi chưa sinh lời ngay!

Bình đẳng giới giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

L.TUYẾT |

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ đến từ việc tối đa hóa lợi nhuận, một môi trường bền vững mà còn nằm ở sự đa dạng giới và một môi trường bền vững thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Giúp người lao động làm chủ công nghệ

Lê Tuyết |

Chủ động đào tạo mang lại lợi ích cho cả người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN). Cụ thể, NLĐ có chỗ đứng vững chắc trong công việc, vững vàng về chuyên môn. DN sẽ chủ động được nguồn nhân lực, đặc biệt là khi thay đổi công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.

Làm sao để không bị lừa đảo trong việc xuất khẩu lao động?

Anh Nhàn |

Ngày 13.11, tại hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài”, nhiều câu hỏi đã được đặt ra xoay quanh vấn đề lừa đảo trong việc làm hồ sơ xuất khẩu lao động cùng nhiều mối quan tâm về việc làm sau khi về nước.

Người lao động không coi trọng kỹ năng mềm vì chưa sinh lợi ngay!

Lê Tuyết |

Gặp khó khăn không biết cách chia sẻ, có bức xúc trong công việc hoặc không hài lòng với đồng nghiệp không biết cách bày tỏ, không biết cách kiềm chế cảm xúc… là những điểm yếu mà người lao động (NLĐ), đặc biệt là lao động phổ thông đang gặp phải. Tuy nhiên, NLĐ lại không có ý định cải thiện các kỹ năng mềm bởi chưa sinh lời ngay!

Bình đẳng giới giúp tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

L.TUYẾT |

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ đến từ việc tối đa hóa lợi nhuận, một môi trường bền vững mà còn nằm ở sự đa dạng giới và một môi trường bền vững thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Giúp người lao động làm chủ công nghệ

Lê Tuyết |

Chủ động đào tạo mang lại lợi ích cho cả người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN). Cụ thể, NLĐ có chỗ đứng vững chắc trong công việc, vững vàng về chuyên môn. DN sẽ chủ động được nguồn nhân lực, đặc biệt là khi thay đổi công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.

Làm sao để không bị lừa đảo trong việc xuất khẩu lao động?

Anh Nhàn |

Ngày 13.11, tại hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài”, nhiều câu hỏi đã được đặt ra xoay quanh vấn đề lừa đảo trong việc làm hồ sơ xuất khẩu lao động cùng nhiều mối quan tâm về việc làm sau khi về nước.