Chủ động đào tạo nguồn nhân lực trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0

Giúp người lao động làm chủ công nghệ

Lê Tuyết |

Chủ động đào tạo mang lại lợi ích cho cả người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN). Cụ thể, NLĐ có chỗ đứng vững chắc trong công việc, vững vàng về chuyên môn. DN sẽ chủ động được nguồn nhân lực, đặc biệt là khi thay đổi công nghệ hoặc mở rộng sản xuất.

Đào tạo cho NLĐ là trách nhiệm của DN

TCty Điện lực TPHCM được xem là đơn vị ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tốt nhất ngành điện, tuy nhiên trong quá trình thay đổi, không có bất kỳ NLĐ nào nghỉ việc vì mất việc làm. Nói về kết quả này, ông Phạm Quốc Bảo – Phó Tổng giám đốc TCty cho biết: DN tổ chức đào tạo lại tất cả NLĐ chịu ảnh hưởng khi DN thay đổi công nghệ. NLĐ sẽ được bố trí về các đơn vị thiếu LĐ, bên cạnh đó, đơn vị cũng mở thêm các ngành mới để tạo việc làm cho NLĐ.

“Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, đảm bảo việc làm cho NLĐ, đặc biệt những LĐ đã gắn bó với DN là trách nhiệm của DN. Xác định đây là nhiệm vụ, từ năm 2012, chúng tôi đã thành lập Trung tâm huấn luyện nghiệp vụ thuộc Ban Tổ chức và Nhân sự với chức năng triển khai thực hiện công tác đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của toàn đơn vị. Trung tâm sẽ liên kết với các trường đại học, cao đẳng, mời các chuyên gia trong và ngoài nước, cũng như giảng viên nội bộ đào tạo ngắn hạn, dài hạn, nâng cao trình độ, đào tạo lại, cập nhật các kiến thức mới cho NLĐ. Chính việc này, DN đã chủ động được nguồn nhân lực, đặc biệt NLĐ không bị đào thải khi DN thay đổi công nghệ”, ông Phạm Quốc Bảo cho hay.

Cũng xem đào tạo cho NLĐ là trách nhiệm của chính DN, bà Trần Thanh Thảo – Tổng giám đốc Cty CP XNK Bình Tây (TPHCM) cho rằng: Đào tạo cho NLĐ, DN là đơn vị hưởng lợi đầu tiên bởi chính NLĐ sẽ đem kiến thức đó về phục vụ cho DN. Tại Cty CP XNK Bình Tây, các chính sách về đào tạo được quy định rõ ràng, tùy thuộc vào vị trí. Hình thức đào tạo có thể tại DN hoặc NLĐ được giới thiệu đi học ở các trung tâm, trường đại học, cao đẳng. Nội dung đào tạo theo yêu cầu phát triển của DN như kỹ năng quản lý, quản lý thời gian, quản trị nhân sự, thủ tục xuất nhập khẩu, thuế, ngoại ngữ chuyên ngành.... Toàn bộ chi phí đi học cho NLĐ được DN chi trả, bên cạnh đó, NLĐ vẫn được nhận lương toàn thời gian.

“Kinh phí công ty dùng cho đào tạo không phải nhỏ nhưng chúng tôi không ngại vì NLĐ được đào tạo để phục vụ cho chính DN của mình”, bà Trần Thanh Thảo khẳng định.

Chủ động được nguồn lực khi DN mở rộng sản xuất

Nhiều năm qua, TCty CP May Nhà Bè (TPHCM) đã mở rộng sản xuất, xây dựng các nhà máy mới tại các tỉnh như Sóc Trăng, Bình Thuận, Bình Định, Hậu Giang. Mặc dù số lượng nhà máy phát triển nhanh, thế nhưng đơn vị vẫn chủ động được nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng lãnh đạo nồng cốt. Ông Đinh Văn Thập – Phó Tổng giám đốc TCty chia sẻ: Trường hợp anh Phan Quang Cương, vốn là CN trực tiếp sản xuất và hiện nay trở thành lãnh đạo của 1 đơn vị trực thuộc TCty CP May Nhà Bè là 1 trong rất nhiều thế hệ NLĐ làm việc tại DN, sau đó theo học các khóa đào tạo của Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực NBC, trưởng thành và giờ đây giữ các vị trí quan trọng.

Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, lãnh đạo của May Nhà Bè đã xác định phải từng bước nâng cao chất lượng lao động. Những năm 1990, đơn vị tập trung nâng vào bổ túc văn hóa, phổ cập giáo dục cho NLĐ. Sau đó, chương trình bổ túc văn hóa cơ bản thực hiện xong, DN chú trọng nâng cao tay nghề cho NLĐ, năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, để xây dựng đội ngũ kế cận và nguồn nhân lực dự phòng khi mở rộng sản xuất. Để chủ động trong đào tạo, DN đã thành lập Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực NBC. Trong năm 2016, Trung tâm liên tục khai giảng các khóa đào tạo Giám đốc, Phó giám đốc, Quản đốc, Chuyền trưởng, Quản trị đa văn hóa, Tâm – Trí - Tài…. Các khóa đào tạo đã góp phần rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao cũng như tập trung phát triển giá trị cốt lõi, tạo đột phá mới, khẳng định vị thế của DN.

“Phát triển nguồn nhân lực là chiến lược lâu dài của DN bởi chúng tôi xác định, nguồn nhân lực quyết định sự thành bại của DN. Lao động trong ngành may đang dịch chuyển sang các ngành khác. Từ các thành phố lớn sang các tỉnh… Cho nên, nếu không chủ động trong đào tạo nhân lực, khi mở rộng sản xuất, DN sẽ gặp nhiều khó khăn”, ông Đinh Văn Thập nhận định.

Tại Cty TNHH Juki Việt Nam (100% vốn Nhật Bản, KCX Tân Thuận), trước đây có những dây chuyền cần 13 CN nhưng sau khi sử dụng robot thì chỉ cần 3 CN, để làm 1 vòng tròn trong thiết bị máy may, trước đây cần 11 người, giờ chỉ cần 1 người giám sát… Tuy nhiên, ông Nakao KenJi - Tổng giám đốc Cty TNHH Juki Việt Nam khẳng định: “Chúng tôi không cho bất kỳ ai nghỉ việc, không dư lao động mà còn thiếu. Bởi vì những NLĐ chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi công nghệ đều được đào tạo lại để được sắp xếp sang các nhà máy mới. Công ty đầu tư máy móc hiện đại là để cạnh tranh với các DN cùng ngành nghề trong khu vực, góp phần tăng chất lượng sản phẩm, năng suất lao động”. Tại Cty TNHH Juki Việt Nam, không chỉ đào tạo cho NLĐ trong nước mà còn đưa kỹ sư sang đào tạo ở Nhật Bản. Hiện tại có hơn 20 kỹ sư Việt Nam đang làm việc cho Juki Nhật Bản.

“Dù DN ứng dụng khoa học công nghệ đến đâu, con người vẫn phải làm chủ và điều hành. Khoa học công nghệ giúp tăng năng suất lao động, góp phần tăng thu nhập cho NLĐ, điều quan trọng của DN là phải đào tạo NLĐ để thích nghi với sự thay đổi của công nghệ”, vị giám đốc người Nhật Bản đánh giá.  

“Để nâng cao trình độ, tay nghề cho NLĐ, hiện nay, tổ chức CĐ cũng có nhiều chương trình phối hợp với các trường, sở ngành, DN thực hiện các chương trình đào tạo, nâng cao tay nghề như mở lớp đại học, mở lớp nâng cao tay nghề cho NLĐ tại DN, tổ chức các cuộc thi tay nghề, nâng bậc thợ cho NLĐ… Để các chương trình này thành công, CĐ đánh giá cao sự hỗ trợ, chia sẻ của các DN trên địa bàn TP, đó không chỉ thể hiện trách nhiệm của DN đối với NLĐ mà còn tạo tiền đề cho NLĐ trước sự thay đổi của khoa học công nghệ”, ông Trần Đoàn Trung – Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM đánh giá.

Lê Tuyết
TIN LIÊN QUAN

Trường Trung cấp nghề Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh): Sức trẻ từ mái trường mang tên anh hùng Lý Tự Trọng

TRẦN ĐÌNH LONG - Th.s, Hiệu trưởng |

Trường Trung cấp nghề Lý Tự Trọng, trực thuộc Tỉnh đoàn Hà Tĩnh (tiền thân là Trường Trung cấp nghề Phạm Dương, thuộc Tập đoàn Vingroup). Được thành lập năm 2013 theo Quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh, với nhiệm vụ đào tạo nghề theo 2 cấp độ: trung cấp nghề, sơ cấp nghề; đào tạo lái xe moto; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn, Hội, Đội; hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho đoàn viên thanh niên. 

Hai sinh viên chế tạo máy đột tranh đầu tiên tại Việt Nam

Anh Nhàn |

Hai sinh viên Hồ Văn Thi và Nguyễn Thanh Tuấn của Trường đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vừa hoàn thành máy đột tranh lỗ. Đây là chiếc máy đột tranh đầu tiên tại Việt Nam, được kì vọng sẽ giảm thiểu công sức của người lao động trong lĩnh vực chế tác tranh. 

Hai sinh viên Hồ Văn Thi và Nguyễn Thanh Tuấn của Trường đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vừa hoàn thành máy đột tranh lỗ. Đây là chiếc máy đột tranh đầu tiên tại Việt Nam, được kì vọng sẽ giảm thiểu công sức của người lao động trong lĩnh vực chế tác tranh.

Các cử nhân khúc xạ nhãn khoa đầu tiên tại Việt Nam tốt nghiệp

Anh Nhàn |

Sáng 7.11, 12 tân cử nhân khóa cử nhân khúc xạ nhãn khoa trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa làm lễ tốt nghiệp. Đây là khóa đào tạo cử nhân khúc xạ nhãn khoa đầu tiên của Việt Nam.

Nhóm 5 sinh viên chế tạo thành công rô bốt mát xa

Anh Nhàn |

5 sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vừa chế tạo thành công rô bốt mang tên Massage Bot. Đây cũng là sản phẩm giành giải nhất giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học 2018.

Trường Trung cấp nghề Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh): Sức trẻ từ mái trường mang tên anh hùng Lý Tự Trọng

TRẦN ĐÌNH LONG - Th.s, Hiệu trưởng |

Trường Trung cấp nghề Lý Tự Trọng, trực thuộc Tỉnh đoàn Hà Tĩnh (tiền thân là Trường Trung cấp nghề Phạm Dương, thuộc Tập đoàn Vingroup). Được thành lập năm 2013 theo Quyết định của UBND tỉnh Hà Tĩnh, với nhiệm vụ đào tạo nghề theo 2 cấp độ: trung cấp nghề, sơ cấp nghề; đào tạo lái xe moto; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn, Hội, Đội; hướng nghiệp, tư vấn việc làm cho đoàn viên thanh niên. 

Hai sinh viên chế tạo máy đột tranh đầu tiên tại Việt Nam

Anh Nhàn |

Hai sinh viên Hồ Văn Thi và Nguyễn Thanh Tuấn của Trường đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vừa hoàn thành máy đột tranh lỗ. Đây là chiếc máy đột tranh đầu tiên tại Việt Nam, được kì vọng sẽ giảm thiểu công sức của người lao động trong lĩnh vực chế tác tranh. 

Hai sinh viên Hồ Văn Thi và Nguyễn Thanh Tuấn của Trường đại học (ĐH) Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vừa hoàn thành máy đột tranh lỗ. Đây là chiếc máy đột tranh đầu tiên tại Việt Nam, được kì vọng sẽ giảm thiểu công sức của người lao động trong lĩnh vực chế tác tranh.

Các cử nhân khúc xạ nhãn khoa đầu tiên tại Việt Nam tốt nghiệp

Anh Nhàn |

Sáng 7.11, 12 tân cử nhân khóa cử nhân khúc xạ nhãn khoa trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa làm lễ tốt nghiệp. Đây là khóa đào tạo cử nhân khúc xạ nhãn khoa đầu tiên của Việt Nam.

Nhóm 5 sinh viên chế tạo thành công rô bốt mát xa

Anh Nhàn |

5 sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vừa chế tạo thành công rô bốt mang tên Massage Bot. Đây cũng là sản phẩm giành giải nhất giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học 2018.