Người giúp việc cần được bảo vệ để tránh bị sàm sỡ, hiếp dâm

AT |

Vừa qua, liên tiếp các vụ việc người giúp việc "tố" chủ nhà xâm hại tình dục. Qua đây cho thấy, nhiều người lao động giúp việc gia đình vẫn chưa tiếp cận được các chính sách bảo vệ quyền lợi của mình.

Vừa qua, Viện KSND huyện Ea H’leo (tỉnh Đắk Lắk) đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Đ.N.T (SN 1955, trú thị trấn Ea Đ’răng, huyện Ea H’leo) để điều tra về hành vi hiếp dâm.

Trước đó, chị N.T.L.Q (SN 1987, trú Phú Yên) có đơn tố cáo ông T nhiều lần hiếp dâm mình. Theo tố cáo, lợi dụng bản thân chị Q. bị khuyết tật, ông T thường xuyên sử dụng vũ lực, cưỡng bức chị Q… Không chỉ có hành vi hiếp dâm chị Q., ông T từng nhiều lần có hành vi sàm sỡ nhiều người giúp việc làm việc trong nhà.

Mới đây, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang làm việc với nạn nhân và chủ nhà liên quan đến nghi vấn xâm hại tình dục tại chung cư HH, khu đô thị Linh Đàm phường Hoàng Liệt.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người giúp việc gia đình tăng trong những năm gần đây. Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD), lao động giúp việc gia đình tại Việt Nam có tới trên 98% là phụ nữ, trong đó khoảng 75% là người từ địa phương khác và trên 96% lao động giúp việc chưa qua đào tạo.

Trao đổi về vấn đề này, bà Ngô Thị Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm GFCD cho rằng, lao động giúp việc gia đình có môi trường làm việc đặc thù, khép kín trong căn nhà của gia chủ.

Nếu không có sự thông cảm, chia sẻ, tôn trọng và hiểu biết pháp luật từ hai phía, dễ dẫn đến mâu thuẫn khi khác biệt về môi trường sống, văn hóa.

"Trong khi đó, họ chưa được trang bị kiến thức, kĩ năng để ứng phó được trước nhiều tính huống có thể xảy ra. Như vậy, những thua thiệt sẽ rơi vào người lao động", bà Ngọc Anh nói.

Pháp luật quy định rất rõ gia chủ và người giúp việc gia đình phải có hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Bên cạnh đó, giúp việc gia đình đã được coi là một nghề.

Tuy nhiên, các khảo sát liên quan đến nhóm lao động này cũng chỉ ra, gần 90% lao động giúp việc gia đình đang làm việc mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người sử dụng lao động, nên không có cơ sở để đòi quyền lợi.

Từ những vụ việc đáng tiếc xảy ra, bà Ngọc Anh đưa ra lời khuyên: "Trước khi đi làm việc, mỗi người giúp việc nên tìm hiểu trước về gia chủ của mình là người như thế nào. Nếu không, họ vô tình mang trứng gửi cho ác".

AT
TIN LIÊN QUAN

Hơn 1.000 việc làm có thu nhập cao được giới thiệu tại Hà Nội

AT |

Phiên giao dịch việc làm lưu động tại UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) thu hút sự tham gia của 36 đơn vị tuyển dụng 1.178 vị trí.

Sắp diễn ra phiên giao dịch việc làm vệ tinh kết nối 6 tỉnh, thành phố

AT |

Sẽ có khoảng 60 – 80 doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm online kết nối 6 tỉnh, nhiều cơ hội việc làm đang "chờ" người lao động.

Cả nước có hơn 124 nghìn cử nhân thất nghiệp

AT |

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức Hội thảo công bố “Bản tin cập nhật Thị trường lao động Việt Nam" vào chiều 10.7.

Tăng số người có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2019

AT |

Tính chung 6 tháng đầu năm nay, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 54,3 triệu người.

Hơn 1.000 việc làm có thu nhập cao được giới thiệu tại Hà Nội

AT |

Phiên giao dịch việc làm lưu động tại UBND quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) thu hút sự tham gia của 36 đơn vị tuyển dụng 1.178 vị trí.

Sắp diễn ra phiên giao dịch việc làm vệ tinh kết nối 6 tỉnh, thành phố

AT |

Sẽ có khoảng 60 – 80 doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm online kết nối 6 tỉnh, nhiều cơ hội việc làm đang "chờ" người lao động.

Cả nước có hơn 124 nghìn cử nhân thất nghiệp

AT |

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức Hội thảo công bố “Bản tin cập nhật Thị trường lao động Việt Nam" vào chiều 10.7.

Tăng số người có việc làm trong 6 tháng đầu năm 2019

AT |

Tính chung 6 tháng đầu năm nay, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 54,3 triệu người.