Độ phủ san hô toàn cầu giảm một nửa kể từ thập niên 1950

Hà Anh |

Các nhà khoa học cảnh báo việc đánh bắt quá mức, Trái đất nóng lên, ô nhiễm và môi trường sống bị phá hủy đã tàn phá các rạn san hô trên toàn cầu.

Độ phủ rạn san hô trên thế giới đã giảm một nửa kể từ những năm 1950, theo phân tích của hàng nghìn khảo sát về rạn san hô. Từ rạn san hô Great Barrier dài 2.300km ở Australia tới bãi ngầm Saya de Malha ở Ấn Độ Dương, các rạn san hô và sự đa dạng của những loài cá mà các rạn san hô này hỗ trợ sự sống đang suy giảm mạnh. 

Đánh giá 14.705 cuộc khảo sát rạn san hô ở 87 quốc gia công bố tuần trước trên tạp chí One Earth cho thấy sự đa dạng của các loài ở những rạn san hô đã giảm hơn 60% và tổng độ che phủ của các rạn san hô đã giảm khoảng một nửa, cùng với đó là sự sụt giảm tương tự ở những dịch vụ mà những hệ sinh thái này cung cấp cho con người.

Những rạn san hô là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt là những cộng đồng bản địa trên các đảo, nơi cá là nguồn cung cấp protein động vật chính. Các nhà nghiên cứu cảnh báo, sự sụt giảm này làm dấy lên lo ngại về sự ổn định lương thực trong tương lai. 

Việc xem xét dữ liệu từ 3.582 rạn san hô chỉ bao gồm giai đoạn từ năm 1957 đến năm 2007 nhưng các khoa học cho rằng xu hướng toàn cầu này được dự báo tiếp diễn khi Trái đất tiếp tục nóng lên trong thế kỷ 21. 

Tyler Eddy, nhà khoa học nghiên cứu tại Đại học Memorial of Newfoundland, Canada, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, dù sự suy giảm của hệ sinh thái rạn san hô đã được ghi nhận từ lâu ở cấp độ quốc gia nhưng ông cũng bất ngờ về quy mô suy giảm toàn cầu.

Có sự sụt giảm khá nghiêm trọng trong những năm 60 và 70. Tiếp đến, trong những năm 80, mức độ phủ rạn san hô có giảm nhưng không quá mạnh. Xu hướng giảm độ phủ rạn san hô lớn nhất, tính theo quốc gia, xảy ra ở Papua New Guinea, Jamaica và Belize.

Tại Caribbean, một nghiên cứu gần đây cho thấy các rạn san hô đã giảm khoảng 0,25% mỗi năm, với chỉ khoảng 10% đáy biển có san hô sống vào năm 2017. Nguyên nhân sụt giảm rạn san hô ở khu vực này có liên quan tới bão, dịch bệnh vốn xuất phát từ sự nóng lên của đại dương. 

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Bọc giấy bạc bảo vệ cây lớn nhất thế giới khỏi cháy rừng

Hà Anh |

Những cây lớn nhất thế giới đã được bọc những tấm giấy bạc chống cháy để bảo vệ khỏi những đám cháy rừng ở miền tây nước Mỹ. 

Họ hàng hoang dã của nhiều cây trồng quan trọng có nguy cơ tuyệt chủng

Hà Anh |

Nghiên cứu cho thấy nông nghiệp và việc sử dụng thuốc trừ sâu đe dọa họ hàng hoang dã của nhiều loại cây trồng quan trọng nhất trên thế giới, được coi là rất quan trọng với an ninh lương thực.

"Cây táo nở hoa": Hồng Ánh “lật tẩy” thói quen Thái Hòa trên phim trường

VY VY |

Chương trình "Gõ cửa nhà táo" kỳ 6 chứng kiến sự xuất hiện vô cùng đặc biệt với những câu chuyện thú vị đến từ cặp nhân vật đã trải qua nhiều sóng gió nhất trong phim "Cây táo nở hoa": Vợ chồng Hạnh, Ngọc.

Khoảng 30% loài cây toàn cầu có nguy cơ tuyệt chủng

Hà Anh |

Gần 1/3 số loài cây trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong khi hàng trăm loài trước bờ vực bị xóa sổ. 

Bọc giấy bạc bảo vệ cây lớn nhất thế giới khỏi cháy rừng

Hà Anh |

Những cây lớn nhất thế giới đã được bọc những tấm giấy bạc chống cháy để bảo vệ khỏi những đám cháy rừng ở miền tây nước Mỹ. 

Họ hàng hoang dã của nhiều cây trồng quan trọng có nguy cơ tuyệt chủng

Hà Anh |

Nghiên cứu cho thấy nông nghiệp và việc sử dụng thuốc trừ sâu đe dọa họ hàng hoang dã của nhiều loại cây trồng quan trọng nhất trên thế giới, được coi là rất quan trọng với an ninh lương thực.

"Cây táo nở hoa": Hồng Ánh “lật tẩy” thói quen Thái Hòa trên phim trường

VY VY |

Chương trình "Gõ cửa nhà táo" kỳ 6 chứng kiến sự xuất hiện vô cùng đặc biệt với những câu chuyện thú vị đến từ cặp nhân vật đã trải qua nhiều sóng gió nhất trong phim "Cây táo nở hoa": Vợ chồng Hạnh, Ngọc.

Khoảng 30% loài cây toàn cầu có nguy cơ tuyệt chủng

Hà Anh |

Gần 1/3 số loài cây trên thế giới đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong khi hàng trăm loài trước bờ vực bị xóa sổ.