Nóng lên toàn cầu tiêu diệt 14% san hô trong 1 thập kỷ

Hà Anh |

Đánh bắt cá bằng thuốc nổ và ô nhiễm, nhưng chủ yếu là nóng lên toàn cầu là lý do tiêu diệt 14% rạn san hô trên thế giới từ 2009-2018. 

Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là san hô ở Nam Á và Thái Bình Dương, xung quanh bán đảo Arab và ngoài khơi bờ biển Australia, hơn 300 nhà khoa học trong Mạng lưới Giám sát Rạn san hô Toàn cầu thông tin trong báo cáo ngày 5.10. 

“Biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất với các rạn san hô trên thế giới" - AFP dẫn lời đồng tác giả Paul Hardisty, giám đốc điều hành Viện Khoa học Biển Australia. 

Đại dương hấp thụ hơn 90% nhiệt lượng dư thừa từ khí thải gây hiệu ứng nhà kính, che chắn bề mặt đất liền nhưng lại tạo ra những đợt nhiệt độ cao bất thường ở đại dương to lớn và kéo dài đẩy nhiều loài san hô vượt giới hạn chịu đựng. Sự kiện tẩy trắng san hô (coral bleaching) năm 1998 do nước biển ấm lên đã quét sạch 8% lượng san hô. 

Rạn san hô chỉ bao phủ một phần rất nhỏ, khoảng 0,2% đáy đại dương nhưng là nơi sinh sống của ít nhất 1/4 loài động vật và thực vật biển. Ngoài neo giữ các hệ sinh thái biển, rạn san hô còn cung cấp protein, việc làm và bảo vệ bờ biển khỏi bão và xói mòn cho hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.

Báo cáo cho biết, giá trị hàng hóa và dịch vụ từ những rạn san hô là khoảng 2,7 nghìn tỉ USD mỗi năm, bao gồm 36 tỉ USD từ du lịch.

Việc mất san hô trên thế giới từ năm 2009 đến năm 2018 thay đổi theo từng khu vực, từ 5% ở Đông Á đến 95% ở phía đông Thái Bình Dương.

Báo cáo về tình trạng các rạn san hô thế giới nhận định, "Tam giác san hô" ở Đông và Đông Nam Á - nơi chứa gần 30% rạn san hô trên thế giới - ít bị ảnh hưởng bởi nước biển ấm lên trong thập kỷ qua và ở một số địa điểm đã có sự phục hồi. Báo cáo là cuộc khảo sát toàn cầu thứ 6 và là cuộc khảo sát đầu tiên kể từ năm 2008.

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Australia mất khoảng 1/3 số cá thể gấu túi trong 3 năm

Hà Anh |

Australia mất khoảng 30% số gấu túi (koala) trong ba năm qua do hạn hán, cháy rừng và đốn hạ cây, quỹ Australian Koala Foundation thông tin. 

Độ phủ san hô toàn cầu giảm một nửa kể từ thập niên 1950

Hà Anh |

Các nhà khoa học cảnh báo việc đánh bắt quá mức, Trái đất nóng lên, ô nhiễm và môi trường sống bị phá hủy đã tàn phá các rạn san hô trên toàn cầu.

Kết quả vòng loại World Cup 2022: Việt Nam 0 - 1 Australia

Li Sin |

Cuộc đọ sức giữa ĐTQG Việt Nam và tuyển Australia đã kết thúc với chiến thắng tối thiểu thuộc về đội bóng xứ sở chuột túi. Trận đấu thuộc bảng B vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á.

HLV Park Hang-seo: “Tuyển Việt Nam đã nghiên cứu rất kỹ Australia"

Bảo Bình |

Chiến lược gia người Hàn Quốc khẳng định đội tuyển Việt Nam đã nghiên cứu rất kỹ về đội tuyển Australia trước trận đấu vào tối mai (7.9).

Australia mất khoảng 1/3 số cá thể gấu túi trong 3 năm

Hà Anh |

Australia mất khoảng 30% số gấu túi (koala) trong ba năm qua do hạn hán, cháy rừng và đốn hạ cây, quỹ Australian Koala Foundation thông tin. 

Độ phủ san hô toàn cầu giảm một nửa kể từ thập niên 1950

Hà Anh |

Các nhà khoa học cảnh báo việc đánh bắt quá mức, Trái đất nóng lên, ô nhiễm và môi trường sống bị phá hủy đã tàn phá các rạn san hô trên toàn cầu.

Kết quả vòng loại World Cup 2022: Việt Nam 0 - 1 Australia

Li Sin |

Cuộc đọ sức giữa ĐTQG Việt Nam và tuyển Australia đã kết thúc với chiến thắng tối thiểu thuộc về đội bóng xứ sở chuột túi. Trận đấu thuộc bảng B vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á.

HLV Park Hang-seo: “Tuyển Việt Nam đã nghiên cứu rất kỹ Australia"

Bảo Bình |

Chiến lược gia người Hàn Quốc khẳng định đội tuyển Việt Nam đã nghiên cứu rất kỹ về đội tuyển Australia trước trận đấu vào tối mai (7.9).