4 nguyên nhân gây tụt nướu răng

Huỳnh Phương (Theo Livestrong) |

Nếu răng của bạn trông dài hơn bình thường, có khả năng bạn đang bị tụt nướu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nướu răng nhạy cảm, sâu răng và mất răng.

Tụt nướu diễn ra từ từ, xảy ra khi mô nướu tách ra khỏi răng, làm lộ chân răng, nó có thể xảy ra cả hàm hoặc chỉ xung quanh một chiếc răng.

Chải răng quá mạnh

Đánh răng thường xuyên là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu chải răng quá mạnh bằng các loại bàn chải có lông quá cứng, thô ráp đối với nướu của bạn dễ dẫn đến tình trạng tụt nướu răng.

Để hạn chế tình trạng tụt nướu răng, bạn nên đánh răng hai lần/ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần/ngày, tuy nhiên không nên đánh răng quá mạnh.

Có mảng bám hoặc cao răng tích tụ

Không đánh răng đủ thường xuyên cũng có thể làm cho nướu của bạn bị thoái hóa. Vệ sinh răng miệng kém có thể sinh ra mảng bám trên răng, cao răng do vi khuẩn và thức ăn tích tụ xung quanh đường viền nướu, có thể khiến chúng bị viêm. Kết quả khiến nướu răng bị suy yếu và dễ bị suy thoái hơn.

Nghiến răng

Nghiến răng nhiều lần có thể gây áp lực lên nướu, cuối cùng khiến nướu răng bị sưng và viêm. Theo các chuyên gia y tế, qua thời gian, tình trạng viêm nhiễm đó có thể góp phần làm tụt nướu.

Răng không đều

Răng bị nghiêng hoặc xoay có thể gây hại cho nướu của bạn. Nếu có sự lệch lạc giữa các răng, mô nướu bao phủ chân răng có thể dễ bị chấn thương hơn và bị hao mòn do các hoạt động như nhai hoặc đánh răng. Điều này có thể dẫn đến tụt nướu.

Huỳnh Phương (Theo Livestrong)
TIN LIÊN QUAN

3 cách ngăn chặn cà phê làm răng ố vàng

Huỳnh Phương (Theo Livestrong) |

Nhiều người có thói quen uống một tách cà phê trước khi bắt đầu ngày mới. Cà phê mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường (tiểu đường)... Tuy nhiên, uống cà phê nhiều lại khiến hàm răng bị ố vàng.

Sẽ giảm tỉ lệ sinh non từ việc chăm sóc bệnh lý răng lợi

HƯƠNG SƠN |

TP Hồ Chí Minh - Có nhiều nguyên nhân sinh non, trong đó bệnh lý răng lợi là một trong những nguyên nhân có thể dự phòng, nhưng nhiều quốc gia trên thế giới lại bỏ sót. Nếu chăm sóc tốt bệnh lý răng lợi sẽ góp phần làm giảm nguy cơ sinh non.

Khóa bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu tiên của Đại học Quốc tế Hồng Bàng tốt nghiệp

Nguyên Chân |

Ngày 6.8, gần 2.000 tân khoa của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã được nhà trường tổ chức trao bằng tốt nghiệp bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư và cử nhân. Đặc biệt, trong số này, có hơn 115 bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu tiên của HIU tốt nghiệp, niên khóa 2017-2023.

Mối liên hệ giữa răng miệng và sức khỏe của cả cơ thể

Hạ Mây |

Răng miệng là môi trường có nhiều vi khuẩn có lợi tham gia chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, răng miệng cũng là nơi có các vi khuẩn có hại gây ra nhiều bệnh liên quan đến sức khỏe toàn thân.

3 cách ngăn chặn cà phê làm răng ố vàng

Huỳnh Phương (Theo Livestrong) |

Nhiều người có thói quen uống một tách cà phê trước khi bắt đầu ngày mới. Cà phê mang lại một số lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, đái tháo đường (tiểu đường)... Tuy nhiên, uống cà phê nhiều lại khiến hàm răng bị ố vàng.

Sẽ giảm tỉ lệ sinh non từ việc chăm sóc bệnh lý răng lợi

HƯƠNG SƠN |

TP Hồ Chí Minh - Có nhiều nguyên nhân sinh non, trong đó bệnh lý răng lợi là một trong những nguyên nhân có thể dự phòng, nhưng nhiều quốc gia trên thế giới lại bỏ sót. Nếu chăm sóc tốt bệnh lý răng lợi sẽ góp phần làm giảm nguy cơ sinh non.

Khóa bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu tiên của Đại học Quốc tế Hồng Bàng tốt nghiệp

Nguyên Chân |

Ngày 6.8, gần 2.000 tân khoa của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã được nhà trường tổ chức trao bằng tốt nghiệp bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư và cử nhân. Đặc biệt, trong số này, có hơn 115 bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu tiên của HIU tốt nghiệp, niên khóa 2017-2023.

Mối liên hệ giữa răng miệng và sức khỏe của cả cơ thể

Hạ Mây |

Răng miệng là môi trường có nhiều vi khuẩn có lợi tham gia chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, răng miệng cũng là nơi có các vi khuẩn có hại gây ra nhiều bệnh liên quan đến sức khỏe toàn thân.