Lối sống ít vận động
Lối sống ít vận động là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Nếu không tập thể dục thường xuyên, lượng đường dư thừa sẽ lưu lại trong máu thay vì được đưa vào cơ để sử dụng làm năng lượng. Từ đó, làm gián đoạn phản ứng của cơ thể với insulin, khiến cơ thể rơi vào tình trạng lượng đường trong máu cao mãn tính.
Tập thể dục có nhiều lợi ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường gồm giảm mỡ trong cơ thể, hạ huyết áp và giảm lượng đường trong máu.
Tập thể dục thường xuyên làm tăng sự hấp thụ đường vào các tế bào trong cơ, gan và mỡ. Điều này cải thiện phản ứng của cơ thể với insulin, giảm tình trạng kháng insulin.
Nên tập thể dục và hoạt động thể chất khoảng 150 phút mỗi tuần. Những thay đổi nhỏ như đi bộ hàng ngày, leo cầu thang có thể làm tăng mức độ hoạt động thể chất.
Thói quen ăn uống không lành mạnh
Thực phẩm siêu chế biến như khoai tây chiên thường có lượng calo cao nhưng giá trị dinh dưỡng thấp. Ăn quá nhiều đường và chất béo có trong những thực phẩm này có thể góp phần làm tăng cân.
Tăng cân có liên quan đến bệnh tiểu đường. Kiểm soát chế độ ăn uống là chìa khóa để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Lượng đường trong máu có thể được kiểm soát bằng cách ăn các nguồn thực phẩm như thực phẩm chứa ít natri, thực phẩm ít chất béo bão hòa và không chứa chất béo chuyển hóa, bổ sung trái cây và rau củ...
Căng thẳng
Khi bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone cortisol, làm cho lượng đường trong máu tăng lên.
Thiếu ngủ
Thiếu ngủ có thể tạo ra sự mất cân bằng trong các hormone điều chỉnh sự thèm ăn, khiến bạn cảm thấy đói hơn. Do đó, có nhiều khả năng ăn quá mức, tăng cân và khiến đường huyết tăng cao.