Bát nháo "cò" bệnh viện moi tiền bệnh nhân

Kim Đồng |

Nhiều đối tượng "cò" hoạt động bát nháo tại một số bệnh viện, phòng khám ở TP.Hồ Chí Minh nhằm mục đích moi tiền, bẫy người bệnh khiến cho người dân cảm thấy xúc xúc và lo lắng. 

Hàng loạt chiêu trò lừa bệnh nhân

Báo Lao Động tiếp nhận thông tin một bạn đọc tên Quang (ngụ Vĩnh Long), phản ánh bên ngoài Trung tâm Y khoa Medic (hay còn gọi là Bệnh viện Hòa Hảo, quận 10, TP.Hồ Chí Minh), “cò” lộng hành, lừa người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân ở quê lên thành phố khám bệnh. Trước đó, ông Quang tìm đến Bệnh viện Hòa Hảo để khám bệnh và bị "cò” dụ dỗ rằng, các phòng khám xung quanh cũng của Bệnh viện Hòa Hảo và có dịch vụ khám nhanh, chất lượng nên ông tin vào người này. Đến một phòng khám gần đó, quá trình khám vẫn bình thường tuy nhiên, giá khám bệnh lên đến vài triệu đồng,…và phải đưa cho "cò" 500.000 đồng (tiền dẫn đi). Theo ông Quang, không ít người đến bệnh viện này cũng bị “cò” chèo kéo, dụ dỗ tương tự nhằm moi tiền người bệnh,..

Từ phản ánh của bạn đọc, phóng viên báo Lao Động đã tìm hiểu và nhận thấy bên ngoài bệnh viện Hòa Hảo có tồn tại tình trạng “cò” chèo kéo, dụ dỗ bệnh nhân.  Tại khu vực bệnh viện này thường xuyên xuất hiện một vài người hoạt động trước cổng bệnh viện (vị trí 2 cổng chính), nhắm vào những người ngoại tỉnh lên thành phố để khám, chữa bệnh, bởi họ ở xa nên cần khám nhanh nhưng thiếu hiểu biết, không rành các thủ tục ở các bệnh viện. Để né tránh lực lượng chức năng, số “cò” này thường núp bóng dưới dạng xe ôm đứng trước cổng bệnh viện đợi những người đi khám bệnh có dấu hiệu ở quê lên thành phố, rồi tìm cách tiếp cận. Khi “con mồi” mắc bẫy thì cò sẽ dẫn đến một số phòng khám ngoài bệnh viện.

Không dừng ở những chiêu trò trên, các đối tượng “cò” ở một số bệnh viện tại TP.Hồ Chí Minh còn manh động hơn, thành lập  cả nhóm, ngang ngược với nhiều thủ đoạn… Trong tháng 8.2019 vừa qua, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.Hồ Chí Minh đã tóm gọn 10 đối tượng “cò” lấy số khám chữa bệnh gây mất trật tự tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.Hồ Chí Minh (đường Trần Hưng Đạo, phường 1, quận 5).

Theo cơ quan điều tra, cách thức hoạt động của chúng là sau khi lấy chứng minh nhân dân (CMND) của người bệnh, nhóm này đi lấy số thứ tự, mua sổ khám bệnh, đóng tiền khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Trước tâm lý đang mệt mỏi và muốn thăm khám bệnh cho nhanh, nên không ít bệnh nhân, đặc biệt là những người ở dưới quê lên thành phố có nhu cầu khám bệnh đều “tặc lưỡi” đưa tiền và CMND cho bọn chúng vào lấy số. Theo đó, cứ mỗi trường hợp như vậy, chúng kiếm được ít nhất từ 50.000 đến 100.000 đồng, mỗi đối tượng trong băng nhóm này có thể kiếm từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/ngày….

Cần mạnh tay dẹp loạn  "cò” tại các bệnh viện

Bác sĩ Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Y khoa Medic TP.Hồ Chí Minh cho biết, việc “cò” chèo kéo, dụ dỗ bệnh nhân đến các phòng khám cạnh Trung tâm đã tồn tại và là vấn đề nhức nhối nhiều năm nay. Việc xử lý các đối tượng này thuộc thẩm quyền của lực lượng chức năng chính quyền địa phương...“Đối với Trung tâm Y khoa Medic, chúng tôi đã cho thành lập nhiều đội bảo vệ, thậm chí cử riêng nhân viên giám sát, nếu phát hiện có “cò” hoạt động trong bệnh viện thì báo cáo nhanh cấp lãnh đạo để có hướng xử lý. Ngoài ra, Trung tâm đã treo biển cảnh giác “cò” lừa đảo tại các cổng ra vào, đồng thời cho phát loa thông báo cảnh giác “cò” chèo kéo,… để người bệnh cảnh giác”, bác sĩ Phan Thanh Hải nhấn mạnh.

Tương tự, tại Bệnh viện Ung Bướu TP.Hồ Chí Minh tình trạng “cò” hoạt động chèo kèo, dụ dỗ người bệnh trước cổng bệnh viện cũng tồn tại lâu nay. Ông Võ Duy Thức - Trưởng phòng Hành chính quản trị Bệnh viện Ung Bướu TP.Hồ Chí Minh cho rằng, việc một số đối tượng đứng trước cổng bệnh viện chờ “bẫy” người bệnh tồn tại nhiều năm và khó xử lý triệt để. Đối với bệnh viện Ung Bướu TP.Hồ Chí Minh, để cảnh giác người bệnh và thân nhân bệnh nhân, ngoài phát loa thông báo thường xuyên, bệnh viện còn treo bảng thông báo trước cổng bệnh viện nhằm hướng dẫn bệnh nhân vào trong bệnh viện đăng ký, lấy số thứ tự, không nên nghe lời của “cò" dụ dỗ đưa đến các phòng khám lân cận... Bên cạnh đó, bệnh viện cũng có quy chế phối hợp với Công an  quận Bình Thạnh để đảm bảo an toàn an ninh trật tự khu vực bệnh viện.

Kim Đồng
TIN LIÊN QUAN

Bệnh sốt xuất huyết đã được kiểm soát và liên tục giảm

Huyền Trân |

Thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM cho hay các bệnh truyền nhiễm (sốt xuất huyết, tay chân miệng) trên địa bàn TPHCM đang giảm liên tục trong nhiều tuần qua. Trong tháng 10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM không ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm nào tử vong.

Ra mắt ứng dụng LEEP.APP giúp người dùng kết nối huấn luyện viên cá nhân

V.P |

Chỉ bằng một cú chạm, giờ đây người dùng đã có thể lựa chọn huấn luyện viên cá nhân, thời gian, địa điểm và chương trình luyện tập phù hợp nhất với bản thân thông qua ứng dụng LEEP.APP.

Vì sao nhiều trường hợp biến chứng do tiêm filler?

Anh Tú |

Tiêm filler (chất làm đầy) hiện đang là lựa chọn của phái nữ, tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích làm đẹp thì phương pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do người dân nghe theo lời quảng cáo của các cơ sở thẩm mỹ không phép hoặc từ những người không có chuyên môn thực hiện tiêm filler tại các cơ sở này.

Bệnh tế nhị không biết tỏ cùng ai

Hà Lê |

Áp xe và  rò hậu môn kéo dài dai dẳng sẽ gây mất tự tin, giảm chất lượng cuộc sống, giảm thời gian lao động, trường hợp nặng có thể gây viêm tấy lan toả vùng chậu, hội chứng Fournier, nhiễm trùng huyết có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, nhiều người bệnh không "tâm sự" khi mắc bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết đã được kiểm soát và liên tục giảm

Huyền Trân |

Thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM cho hay các bệnh truyền nhiễm (sốt xuất huyết, tay chân miệng) trên địa bàn TPHCM đang giảm liên tục trong nhiều tuần qua. Trong tháng 10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TPHCM không ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm nào tử vong.

Ra mắt ứng dụng LEEP.APP giúp người dùng kết nối huấn luyện viên cá nhân

V.P |

Chỉ bằng một cú chạm, giờ đây người dùng đã có thể lựa chọn huấn luyện viên cá nhân, thời gian, địa điểm và chương trình luyện tập phù hợp nhất với bản thân thông qua ứng dụng LEEP.APP.

Vì sao nhiều trường hợp biến chứng do tiêm filler?

Anh Tú |

Tiêm filler (chất làm đầy) hiện đang là lựa chọn của phái nữ, tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích làm đẹp thì phương pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do người dân nghe theo lời quảng cáo của các cơ sở thẩm mỹ không phép hoặc từ những người không có chuyên môn thực hiện tiêm filler tại các cơ sở này.

Bệnh tế nhị không biết tỏ cùng ai

Hà Lê |

Áp xe và  rò hậu môn kéo dài dai dẳng sẽ gây mất tự tin, giảm chất lượng cuộc sống, giảm thời gian lao động, trường hợp nặng có thể gây viêm tấy lan toả vùng chậu, hội chứng Fournier, nhiễm trùng huyết có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, nhiều người bệnh không "tâm sự" khi mắc bệnh.