Bé trai ngậm que gỗ, bị đâm thẳng vào miệng

Hà Lê |

Bé trai T.Q.B, 30 tháng tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong trình trạng chảy nhiều máu vòm miệng do bị que gỗ đâm thủng vòm hầu. Khai thác bệnh sử được biết, trong lúc đang chơi đùa tại nhà, trẻ cầm que gỗ lên miệng ngậm và bị vấp ngã khiến que gỗ đâm thẳng vào miệng gây rách, thủng vòm hầu, chảy máu nhiều.

Sau tai nạn, gia đình đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định trẻ có: Vết rách vòm miệng mềm bên phải 1cm và bên trái 1,5cm. Vết rách niêm mạc lưỡi gà 1cm. Niêm mạc vòm miệng trầy xước nhiều.

Trẻ được phẫu thuật cấp cứu, khâu vết rách vòm miệng mềm, cầm máu, điều trị kháng sinh, giảm đau… Sau phẫu thuật, sức khỏe trẻ ổn định, vết thương lành, trẻ đã có thể ăn uống bình thường và đã được xuất viện.

Một trường hợp khác là bệnh nhi Đ.M.K, 8 tuổi, ở Hưng Yên. Trước đó, khi trẻ đang đạp xe đạp trên đường thì không may bị ngã đập mặt xuống nền đất, sau ngã trẻ chảy máu miệng, rách môi.

Trẻ nhập viện khoa Răng – Hàm – Mặt với vết thương khuyết hổng môi trái gần 2cm. Các bác sĩ đã tiến hành làm sạch, tạo vạt, khâu phục hồi làn môi. Sau phẫu thuật, trẻ được điều trị kháng sinh, giảm đau, chăm sóc vết thương. Hiện trẻ đã được xuất viện.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

70% bệnh nhi tay chân miệng nội trú ở TPHCM từ tuyến tỉnh chuyển về

NGUYỄN LY |

TPHCM - Ngày 19.10, Sở Y tế TPHCM cho biết, có tới 70% bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng (TCM) điều trị nội trú tại 4 bệnh viện tuyến cuối tại TPHCM đều từ tuyến tỉnh chuyển về. Cộng với dịch bệnh sốt xuất huyết khiến cho áp lực quá tải bệnh viện ngày càng tăng cao.

Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ

An Nhiên |

Bệnh tay chân miệng rất dễ phát bệnh ở trẻ và có thể truyền nhiễm, các bậc phụ huynh cần chú ý đến những biểu hiện này ở trẻ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ

Hạ Mây |

Đa phần trẻ mắc bệnh tay chân miệng diễn biến nhẹ nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) đã có những khuyến cáo liên quan đến bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ.

Sử dụng kỹ thuật ECMO cứu sống bệnh nhi mắc tay chân miệng nguy kịch

Hạ Mây |

Mới đây, để cứu sống bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng nguy kịch, các bác sĩ tại khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19 - Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã sử dụng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể). Đây là trường hợp đầu tiên trên cả nước dùng phương pháp này trong điều trị bệnh tay chân miệng.

70% bệnh nhi tay chân miệng nội trú ở TPHCM từ tuyến tỉnh chuyển về

NGUYỄN LY |

TPHCM - Ngày 19.10, Sở Y tế TPHCM cho biết, có tới 70% bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng (TCM) điều trị nội trú tại 4 bệnh viện tuyến cuối tại TPHCM đều từ tuyến tỉnh chuyển về. Cộng với dịch bệnh sốt xuất huyết khiến cho áp lực quá tải bệnh viện ngày càng tăng cao.

Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ

An Nhiên |

Bệnh tay chân miệng rất dễ phát bệnh ở trẻ và có thể truyền nhiễm, các bậc phụ huynh cần chú ý đến những biểu hiện này ở trẻ để phát hiện và điều trị kịp thời.

Cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ

Hạ Mây |

Đa phần trẻ mắc bệnh tay chân miệng diễn biến nhẹ nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP Hồ Chí Minh) đã có những khuyến cáo liên quan đến bệnh tay chân miệng trở nặng ở trẻ.

Sử dụng kỹ thuật ECMO cứu sống bệnh nhi mắc tay chân miệng nguy kịch

Hạ Mây |

Mới đây, để cứu sống bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng nguy kịch, các bác sĩ tại khoa Hồi sức Nhiễm và COVID-19 - Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã sử dụng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể). Đây là trường hợp đầu tiên trên cả nước dùng phương pháp này trong điều trị bệnh tay chân miệng.