Cả nhà ngộ độc do dùng chất phụ gia không rõ nguồn gốc

Hà Lê |

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trung tâm vừa mới điều trị cho một bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng chất phụ gia không rõ nguồn gốc, được mua tại chợ về để nấu sốt vang.

Bệnh nhân là T. Đ.M (nam, 31 tuổi, ở Tây Hồ, Hà Nội) được chuyển đến từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn ngày 7.8.2021. Khoảng 4 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân nấu sốt vang thịt bò với bột sốt vang mua từ chợ Yên Phụ. Bữa ăn gồm có 3 người, sốt vang có vị đắng. Sau ăn khoảng 1 ngày, 2 người có biểu hiện mệt, sốt nhẹ, buồn nôn, nước tiểu đỏ sau đó chuyển sang màu đen, hoa mắt chóng mặt, da và mắt vàng. Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm chống độc trong tình trạng tỉnh táo, cá dấu hiệu sống ổn định, thiếu máu, củng mạng vàng.

Bệnh nhân được làm các xét nghiệm cho thấy có tổn thương gan, nhưng biểu hiện nặng nhất là thiếu máu cấp với số lượng Hồng cầu và Huyết sắc tố đều giảm nặng.

Các bác sĩ Trung tâm Chống độc xác định đây là trường hợp nặng, nghĩ nhiều do ngộ độc màu thực phẩm công nghiệp và yêu cầu gia đình mang gói bột sốt vang đến kiểm tra. Mẫu bột màu được gửi làm xét nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia phát hiện thấy có Acid Orange 7 với hàm lượng 20%. Hiện gói bột đang được tiếp tục xét nghiệm để tìm các hóa chất khác (như kim loại nặng: chì, đồng, kẽm…). Bệnh nhân đã được điều trị triệu chứng, bao gồm truyền khối hồng cầu, tình trạng ngộ độc cải thiện và đã xin ra viện ngày 9.8.2021.

Hóa chất Acid Orange 7 được dùng làm chất màu công nghiệp và phụ gia thực phẩm. Với liều cao, trên động vật có thể gây tan máu và methemoglobin. Trên y văn chưa thấy có thông tin gây ngộ độc trên người. Theo tiêu chuẩn của ASEAN năm 2012 về hàm lượng phụ gia trong các chế phẩm bổ sung dinh dưỡng, hàm lượng Orange 7 tối đa cho phép là 300mg/kg (0,03%).

Ngày nay, việc sử dụng các chất tạo màu trong các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm đã không còn quá xa lạ, bởi các chất tạo màu làm cho thực phẩm có màu sắc vô cùng bắt mắt. Tuy nhiên nếu lạm dụng những phẩm màu không nằm trong danh mục cho phép để chế biến thực phẩm sẽ tiềm tàng những nguy hiểm không ngờ. Điều đáng lo lắng là ở Việt Nam chất này khá dễ dàng mua được trên thị trường. Nó được dùng để nhuộm màu thức ăn cho đẹp như sốt vang, thịt quay…

Để phòng ngừa tác hại của thực phẩm có chất nhuộm màu, bác sĩ Nguyên khuyến cáo người tiêu dùng nên sử dụng các chất tạo màu tự nhiên có nguồn gốc thực vật như màu của cà chua, ớt hay gấc… Bên cạnh đó, người dân nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng mốc và nên mua ở những cơ sở, cửa hàng có đăng ký kinh doanh, chứng nhận rõ ràng.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Ngộ độc tập thể do uống rượu ngâm với của cây thương lục

Hà Lê |

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã được kích hoạt để cấp cứu 5 bệnh nhân ngộ độc do uống rượu ngâm với củ cây thương lục. Các bệnh nhân là công nhân, nhập viện với các triệu chứng giống nhau: Tê lưỡi, đau bụng dữ dội, nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi, khó thở...

Ngộ độc thuốc giảm đau paracetamol

Thanh Nga |

Người bệnh Đ.N.A (25 tuổi) ở An Đạo - Phù Ninh - Phú Thọ được đưa vào Khoa Cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng ý thức lơ mơ, tiếp xúc chậm chạp, mệt mỏi, nôn nhiều, da vàng đậm, bụng chướng đau... Bước đầu xác định ngộ độc.

Trẻ 6 tuổi bị ngộ độc do vô tình uống phải thuốc chống loạn thần

Hà Lê |

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) vừa tiếp nhận một bệnh nhi nhập viện nghi do ngộ độc thuốc Levomepromazin (thuốc chống loạn thần).

Cẩn trọng với ngộ độc khí N2O do hơi bóng cười dịp cận Tết

ANH NHÀN |

Tết Nguyên đán đang cận kề, việc tổ chức tiệc tất niên, vui chơi kèm chơi bóng cười là điều có khả năng xảy ra trong giới trẻ. Sử dụng bóng cười sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc khí N2O, làm mất thăng bằng, mất cảm giác, tổn thương thần kinh thị giác, rối loạn tâm thần dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Ngộ độc tập thể do uống rượu ngâm với của cây thương lục

Hà Lê |

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã được kích hoạt để cấp cứu 5 bệnh nhân ngộ độc do uống rượu ngâm với củ cây thương lục. Các bệnh nhân là công nhân, nhập viện với các triệu chứng giống nhau: Tê lưỡi, đau bụng dữ dội, nôn, tiêu chảy, vã mồ hôi, khó thở...

Ngộ độc thuốc giảm đau paracetamol

Thanh Nga |

Người bệnh Đ.N.A (25 tuổi) ở An Đạo - Phù Ninh - Phú Thọ được đưa vào Khoa Cấp cứu - Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ trong tình trạng ý thức lơ mơ, tiếp xúc chậm chạp, mệt mỏi, nôn nhiều, da vàng đậm, bụng chướng đau... Bước đầu xác định ngộ độc.

Trẻ 6 tuổi bị ngộ độc do vô tình uống phải thuốc chống loạn thần

Hà Lê |

Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) vừa tiếp nhận một bệnh nhi nhập viện nghi do ngộ độc thuốc Levomepromazin (thuốc chống loạn thần).

Cẩn trọng với ngộ độc khí N2O do hơi bóng cười dịp cận Tết

ANH NHÀN |

Tết Nguyên đán đang cận kề, việc tổ chức tiệc tất niên, vui chơi kèm chơi bóng cười là điều có khả năng xảy ra trong giới trẻ. Sử dụng bóng cười sẽ khiến cơ thể bị nhiễm độc khí N2O, làm mất thăng bằng, mất cảm giác, tổn thương thần kinh thị giác, rối loạn tâm thần dẫn đến những hậu quả khôn lường.