Cấp cứu thành công bệnh nhân suy hô hấp cấp do hen phế quản nguy kịch

Hà Lê |

Trung tâm cấp cứu 115 Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 49 tuổi vào phòng cấp cứu trong tình trạng khó thở nhiều, cò cử, nói câu ngắn, gắng sức cơ hô hấp, phổi thông khí kém, nồng độ oxy trong máu đo qua da 88 - 89%.

Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và thăm khám sơ bộ, hỏi nhanh tiền sử bệnh các bác sĩ nhận biết đây là cơn hen phế quản ác tính có suy hô hấp nặng.

Bác sĩ trực và điều dưỡng đã cho bệnh nhân thở oxy mắc dây khí dung, bóp bóng cung cấp oxy, lập đường truyền tĩnh mạch thuốc solumedrol, adrenalin tiêm bắp.

Tuy nhiên tình trạng bệnh nhân vẫn nguy kịch, khó thở gắng sức, tím tái, mạch nhanh nhỏ khó bắt, oxy trong máu thấp dần dù được cung cấp oxy maks bằng bóng bóp. Kíp cấp cứu đã ép tim trợ lực cho bệnh nhân và đồng thời đặt nội khí quản thông khí tốt hơn, sau hơn 1 phút ép tim đặt nội khí quản bóp bóng môi bệnh nhân hồng trở lại, huyết áp: 80/50 mmHg, duy trì adrenalin tĩnh mạch, SPO2 trong máu đo qua da 92%, phổi còn co thắt rất nhiều.

Bệnh nhân được tiếp tục hồi sức tại khoa Hồi sức cấp cứu, huyết áp tụt 80/50 mmHg, phổi còn co thắt, thở chống máy rất nhiều, bệnh nhân được đặt catheter, bù dịch, thêm vận mạch, giãn cơ, điều chỉnh máy thở, sau 2 giờ cấp cứu bệnh nhân ổn định về huyết áp, có nước tiểu, đồng tử co nhỏ đều 2 bên.

Rất may mắn bệnh nhân đã đáp ứng với các biện pháp điều trị, sau 12h bệnh nhân được cắt giãn cơ an thần, giảm thuốc vận mạch và cắt dần thuốc, ý thức tỉnh táo hoàn toàn không còn bất thường về thần kinh khu trú.

Bệnh nhân được rút ống nội khí quản sau 1 ngày và ăn uống tốt.

Qua khai thác lại bệnh nhân có tiền sử hen phế quản điều trị cắt cơn bằng salbutamol, xịt khi có cơn khó thở, thường phải nhập viện điều trị vì có cơn mất bù, lần này bệnh nhân đi du lịch, xuất hiện khó thở cách bệnh viện 20km bệnh nhân có xịt thuốc rồi tự di chuyển đến bệnh viện nên tình trạng nặng hơn.

Bác sĩ Lương Minh Tuấn – Phó giám đốc – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương) khuyến cáo các bệnh nhân có hen phế quản, bệnh COPD đây là nhóm bệnh mạn tính, bệnh nhân thường phải nhập viện vì đợt cấp vì thế bệnh nhân phải sử dụng các thuốc dự phòng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tiêm vaccine phế cầu 1 lần trong đời, tiêm vaccine cúm trước mùa thu hàng năm để dự phòng đợt cấp.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Cấp cứu trường hợp đột ngột mất ý thức sau khi thức dậy

Thanh Thanh |

TPHCM - Bệnh nhân nữ nhập viện trong tình trạng yếu nửa người bên phải, nói khó, có biểu hiện mất ý thức vận động. Quy trình cấp cứu đột quỵ được khởi động ngay khi nhập viện.

Tim ngừng đập trên đường cấp cứu, bệnh nhân được cứu kịp thời

HƯƠNG SƠN |

TPHCM -  Trên đường đến bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân có biểu hiện ngưng tim và nhanh chóng được các bác sĩ cứu thành công. 

Cấp cứu thành công bệnh nhân ngộ độc do ăn nhầm lá ngón

Hà Lê |

Bệnh nhân M, 49 tuổi, trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vào đêm ngày 30.8 trong tình trạng nôn, tê lưỡi, đau đầu chóng mặt… sau khi ăn nhầm lá ngón.

Bác sĩ chỉ cách cấp cứu trẻ đuối nước tại chỗ

Hà Lê |

Tình trạng đuối nước năm nào cũng được cảnh báo nhưng số ca đuối nước vẫn tăng hằng năm.  Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã đưa ra những kiến thức cơ bản để phòng tránh và cấp cứu trẻ bị đuối nước.

Cấp cứu trường hợp đột ngột mất ý thức sau khi thức dậy

Thanh Thanh |

TPHCM - Bệnh nhân nữ nhập viện trong tình trạng yếu nửa người bên phải, nói khó, có biểu hiện mất ý thức vận động. Quy trình cấp cứu đột quỵ được khởi động ngay khi nhập viện.

Tim ngừng đập trên đường cấp cứu, bệnh nhân được cứu kịp thời

HƯƠNG SƠN |

TPHCM -  Trên đường đến bệnh viện cấp cứu, bệnh nhân có biểu hiện ngưng tim và nhanh chóng được các bác sĩ cứu thành công. 

Cấp cứu thành công bệnh nhân ngộ độc do ăn nhầm lá ngón

Hà Lê |

Bệnh nhân M, 49 tuổi, trú tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang vào đêm ngày 30.8 trong tình trạng nôn, tê lưỡi, đau đầu chóng mặt… sau khi ăn nhầm lá ngón.

Bác sĩ chỉ cách cấp cứu trẻ đuối nước tại chỗ

Hà Lê |

Tình trạng đuối nước năm nào cũng được cảnh báo nhưng số ca đuối nước vẫn tăng hằng năm.  Bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã đưa ra những kiến thức cơ bản để phòng tránh và cấp cứu trẻ bị đuối nước.