Kiểm soát nguy cơ tổn thương đa cơ quan nặng cho sản phụ

Nguyễn Ly |

Quản lý thai kì nguy cơ cao vô cùng quan trọng, giúp kiểm soát sức khoẻ của sản phụ và thai nhi nhằm tránh những biến chứng trong sản khoa, thậm chí là lưu thai.

Sản phụ dễ đối mặt suy đa cơ quan nặng

Bệnh nhân Hà T. T. D, 37 tuổi ngụ tại TP Hồ Chí Minh lập gia đình hơn 10 năm, từng đi điều trị hiếm muộn tại nhiều bệnh viện nhưng không thể mang thai. Kể từ tháng 4.2023, chị cảm nhận phù mặt, phù tay – chân tăng dần, phù toàn thân, công việc thường ngày dần trở nên quá sức với chị.

Lo lắng cho tình trạng sức khoẻ của mình, chị D. đến bệnh viện và được nhận định đây là một trường hợp thai kì nguy cơ rất cao cho cả mẹ và thai. Bệnh viện đã tổ chức hội chẩn khẩn cấp gồm các bác sĩ chuyên gia tim mạch, thận học, hồi sức cấp cứu, thận nhân tạo, sản khoa để đưa ra hướng xử trí tối ưu nhất. Với hoàn cảnh gia đình đặc biệt, đây là con quý sau nhiều năm chờ đợi mòn mỏi của hai vợ chồng chị D.

ThS.BS Giang Minh Nhật - Trưởng đơn vị Hồi sức tim mạch - Khoa Nội tim mạch – Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết: “Các bác sĩ đã quyết định cố gắng cứu cả mẹ và bé. Đây là một thách thức rất lớn, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều khoa với các kỹ thuật chuyên sâu. Các chuyên khoa cùng kết hợp nhằm kiểm soát toàn diện các nguy cơ và biến cố bất lợi trong thai kì.

Lúc này các bác sĩ phải vừa phải ổn định, kiểm soát được huyết áp chỉ huy, đồng thời đảm bảo quá trình lọc máu liên tục 2 chu kì nhằm điều trị suy thận và ổn định tổn thương cơ tim. Một điều quan trọng khác là bác sĩ sản khoa phải liên tục theo dõi sát tình trạng sức khoẻ thai nhi. Tất cả các yếu tố trên đều cần phải đảm bảo liên tục, nếu không sẽ dẫn đến quá tải hệ tuần hoàn, nguy hiểm đến tính mạng của hai mẹ con.

Sau 1 tuần điều trị tích cực, huyết áp bệnh nhân ổn định hơn, các tổn thương gan và tổn thương cơ tim hồi phục ngoạn mục, sức khoẻ thai ổn định, tuy nhiên, tổn thương thận nặng chỉ có thể hồi phục một phần. Bệnh nhân được ra viện ở tuần tuổi thai thứ 27 và được tiếp tục theo dõi ngoại trú theo qui trình chăm sóc thai kì nguy cơ cao tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định”.

Khi tình trạng bệnh nội khoa của chị D. ổn định hơn, em bé tiếp tục tăng trưởng tốt trong tử cung. Tối ngày 22.6.2023, chị D. đã sinh một bé gái khoẻ mạnh trong niềm vui của tất cả các bác sĩ và gia đình chị.

Tầm quan trọng của quản lý thai kì nguy cơ cao

Theo BS.CKI Trần Lâm Khoa – Phòng khám Tiền sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh, trường hợp thai phụ có thai kì nguy cơ cao, tình trạng này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm; mẹ, thai nhi hoặc trẻ sơ sinh có nguy cơ cao về bệnh tật hoặc tử vong trước, trong hoặc sau khi sinh… cần được theo dõi chặt chẽ cho đến khi sinh nở.

Thai kì nguy cơ cao khá phổ biến, chiếm khoảng 20% tổng số các thai kì và có thể gặp ở bất kì tuổi thai nào, gây nên các dị tật, dị dạng cho thai nhi khi còn nằm trong bụng mẹ. Nguy hiểm hơn, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng, làm tăng tỉ lệ tử vong ở thai phụ, thai nhi và trẻ ở thời kỳ chu sinh và sơ sinh.

Hiện có 5 nhóm yếu tố nguy cơ chính dẫn đến tình trạng thai kì nguy cơ cao gồm: yếu tố nguy cơ liên quan đến mẹ bầu; yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh lí của mẹ bầu trước khi mang thai; yếu tố nguy cơ liên quan đến tiền sử thai sản của mẹ bầu; yếu tố nguy cơ do các bất thường xuất hiện trong thai kì; yếu tố nguy cơ liên quan đến vấn đề xã hội.

Những dấu hiệu cảnh báo thai kì nguy cơ cao như: Đau bụng, đau âm ỉ kéo dài không biến mất; tức ngực; đau đầu, chóng mặt hoặc ngất xỉu; sốt cao; tim đập nhanh; buồn nôn và nôn, tình trạng này tồi tệ hơn triệu chứng ốm nghén khi mang thai; không thấy chuyển động của thai nhi; chảy máu hoặc tiết dịch bất thường ở âm đạo.

Bác sĩ Lâm Khoa cho biết, hậu quả của một thai kì nguy cơ cao có thể rất nặng nề: thai nhi kém phát triển, thai chết lưu, sảy thai, suy thai cấp và mạn tính, trẻ sinh ra bị dị tật, chậm phát triển tâm thần – vận động, có nguy cơ mắc các bệnh lí di truyền bẩm sinh…; mẹ có nguy cơ cao cần can thiệp y tế trong và sau sinh, tăng tỉ lệ sinh mổ, ảnh hưởng sức khỏe, thậm chí bị đe dọa tính mạng.

“Việc chăm sóc và quản lí thai kỳ nguy cơ cao có vai trò vô cùng quan trọng. Những thai phụ có các yếu tố thai kì nguy cơ cao cần được thăm khám, tầm soát phát hiện sớm, theo dõi và can thiệp kịp thời nhằm giảm thiểu tỉ lệ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé”, bác sĩ Lâm Khoa khuyến cáo.

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Mổ lấy thai cho sản phụ bị nhau tiền đạo, biến chứng do lupus ban đỏ

Thanh Chân |

TP Hồ Chí Minh - Ekip bác sĩ đánh giá trường hợp của sản phụ H là một ca mổ khó, nguy cơ mất máu nhiều trên tình trạng sức khỏe xấu, nhiều bệnh lí nền. 

Báo động đỏ liên viện cứu sống sản phụ ngưng tim trên bàn mổ

Thanh Ngọc |

Sau khi được thực hiện mổ bắt con, sản phụ bỗng xuất hiện tím tái, SPO2 tụt thấp, mạch huyết áp dao động. Bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) đã phối hợp báo động đỏ liên viện cứu sống sản phụ ngưng tim, ngưng thở. Đây là một trường hợp điển hình của thuyên tắc phổi do huyết khối.

Cứu sống sản phụ và thai nhi bị rau bong non sau tai nạn giao thông

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh vừa hành phẫu thuật cứu sống sản phụ và thai nhi bị rau bong non sau tai nạn giao thông.

Sản phụ mang thai đôi ở hai tử cung khác nhau

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đã tiến hành phẫu thuật cho một sản phụ mang thai đôi ở hai tử cung khác nhau. Đây là một trường hợp rất hiếm gặp, tỉ lệ 1 trên 50 triệu ca mang thai và đặc biệt lại là ca thai đôi hoàn toàn tự nhiên.

Mổ lấy thai cho sản phụ bị nhau tiền đạo, biến chứng do lupus ban đỏ

Thanh Chân |

TP Hồ Chí Minh - Ekip bác sĩ đánh giá trường hợp của sản phụ H là một ca mổ khó, nguy cơ mất máu nhiều trên tình trạng sức khỏe xấu, nhiều bệnh lí nền. 

Báo động đỏ liên viện cứu sống sản phụ ngưng tim trên bàn mổ

Thanh Ngọc |

Sau khi được thực hiện mổ bắt con, sản phụ bỗng xuất hiện tím tái, SPO2 tụt thấp, mạch huyết áp dao động. Bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) đã phối hợp báo động đỏ liên viện cứu sống sản phụ ngưng tim, ngưng thở. Đây là một trường hợp điển hình của thuyên tắc phổi do huyết khối.

Cứu sống sản phụ và thai nhi bị rau bong non sau tai nạn giao thông

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh vừa hành phẫu thuật cứu sống sản phụ và thai nhi bị rau bong non sau tai nạn giao thông.

Sản phụ mang thai đôi ở hai tử cung khác nhau

Hà Lê |

Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đã tiến hành phẫu thuật cho một sản phụ mang thai đôi ở hai tử cung khác nhau. Đây là một trường hợp rất hiếm gặp, tỉ lệ 1 trên 50 triệu ca mang thai và đặc biệt lại là ca thai đôi hoàn toàn tự nhiên.