Lí do cần nhận biết, điều trị sớm sa sút trí tuệ

Thanh Chân |

Sa sút trí tuệ tuy thường gặp ở người cao tuổi nhưng không phải là quá trình lão hóa bình thường mà là bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận điều trị trường hợp người bệnh N.T.A (70 tuổi, ngụ tại TPHCM). Bà A được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng gặp khó khăn khi giao tiếp, không nhớ được tên người nhà, dễ bị kích động khi nói chuyện.

Tại khoa Thần kinh, bà A được chẩn đoán mắc bệnh sa sút trí tuệ có biểu hiện rối loạn hành vi. Với trường hợp này, bác sĩ chỉ định điều trị kết hợp giữa uống thuốc làm tăng kết nối tế bào thần kinh và hướng dẫn phương pháp tập luyện nhận thức tại nhà, sinh hoạt trị liệu nhóm định kì tại bệnh viện, hướng dẫn người thân tránh các yếu tố thúc đẩy người bệnh vào cơn rối loạn như thay đổi thời khóa biểu sinh hoạt, tránh môi trường quá nóng hoặc lạnh, đông người. Với sự hỗ trợ và đồng hành từ phía người thân, bà A có thể ghi nhớ nhiều hơn và không còn thay đổi tâm trạng thất thường nữa.

Các dấu hiệu nhận biết sớm sa sút trí tuệ

Theo TS.BS Trần Công Thắng - Trưởng Đơn vị Sa sút trí tuệ Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, sa sút trí tuệ là một quá trình bệnh lý khi người bệnh bắt đầu hay quên. Tình trạng hay quên tăng dần đến khi ảnh hưởng chất lượng công việc và cuộc sống nghiêm trọng. Lúc này, người bệnh đã bước vào giai đoạn sa sút trí tuệ.

Với những dấu hiệu này, không ít người cho rằng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer là một. Quan niệm này chỉ đúng một phần vì sa sút trí tuệ là một nhóm bệnh lớn, còn Alzheimer là bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý sa sút trí tuệ.

Theo Hội Alzheimer Canada, 10 dấu hiệu cảnh báo chứng sa sút trí tuệ gồm mất trí nhớ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, khó hoàn thành các công việc quen thuộc, mất định hướng về thời gian và không gian, suy giảm khả năng phán đoán, suy giảm khả năng tư duy trừu tượng, đặt đồ vật sai vị trí, thay đổi tâm trạng và hành vi, thay đổi tính cách, trở nên thụ động.

Khi nhận thấy bản thân hoặc người thân có dấu hiệu của sa sút trí tuệ, người bệnh đến bệnh viện thăm khám sẽ trải qua những bước kiểm tra để xác định chính xác bệnh lý.

Phát hiện, điều trị sớm sa sút trí tuệ

Bác sĩ Tống Mai Trang - Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, việc phát hiện sớm sa sút trí tuệ gặp nhiều khó khăn vì bệnh thường diễn biến âm thầm, phải đặc biệt chú ý mới có thể nhận ra. Đó cũng chính là lý do 75% tất cả trường hợp sa sút trí tuệ không được chẩn đoán trên toàn cầu, con số này có thể lên đến 90% ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.

Tuy nhiên, chúng ta có thể nắm bắt thời gian vàng trong phát hiện sớm sa sút trí tuệ thông qua việc phát hiện bệnh ở giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ - giai đoạn trung gian giữa người nhận thức bình thường và người sa sút trí tuệ. Để phát hiện được tình trạng này, người bệnh cần tầm soát sức khoẻ định kỳ. Khi đó các tế bào não chưa tổn thương lan rộng nên việc tác động làm chậm diễn tiến bệnh và kéo dài thời gian sống độc lập cho người bệnh là hoàn toàn khả thi.

Việc phát hiện và điều trị sớm sa sút trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi phát hiện bệnh sớm, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp phù hợp như: Sử dụng thuốc làm tăng kết nối tế bào thần kinh, giảm các sản phẩm thoái hoá trong não người bệnh, thực hiện phương pháp tập luyện nhận thức bằng cách viết nhật ký mỗi ngày, nói chuyện thường xuyên với người thân,...

Khi người bệnh có hoạt động nhận thức, máu và quá trình trao đổi chất tăng lên. Thuốc điều trị khi ấy được hỗ trợ đưa đến vùng bệnh lý để phát huy công dụng. Tổng hợp các yếu tố trên, người bệnh sẽ nhận được hiệu quả tối ưu khi điều trị ở giai đoạn sớm.

Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Trẻ em cũng mắc rối loạn lo âu

Hà Lê |

Không chỉ người lớn mà trẻ em, vị thành niên cũng đang đối mặt với nhiều lo lắng trong cuộc sống. Đối với trẻ em, thanh thiếu niên, lo lắng một chút là bình thường, thậm chí còn giúp tạo động lực cho việc học, thành tích,… Tuy nhiên, nếu sự lo lắng kéo dài dai dẳng và quá mức so với thực tế, đó có thể là biểu hiện của rối loạn lo âu.

Chẩn đoán đúng và sớm bệnh rối loạn tiền đình giúp ổn định cuộc sống

Nguyễn Ly |

Rối loạn tiền đình là bệnh phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh nếu không được chẩn đoán sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống. Với những bệnh nhân có bệnh lí nền có thể dẫn đến tử vong. 

Cẩn trọng rối loạn tâm thần và hành vi khi uống quá nhiều cà phê

Nguyễn Ly |

Nam thanh niên (22 tuổi) co cứng tay chân sau khi uống cà phê, đây là những dấu hiệu do cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất caffein dẫn đến rối loạn tâm thần và hành vi.

Trẻ không tập trung, giảm trí nhớ có phải do thiếu omega thực vật?

An Nhiên |

ThS.BS Đào Nguyễn Phương Linh (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) chia sẻ tác dụng của omega thực vật đối với trẻ nhỏ.

Trẻ em cũng mắc rối loạn lo âu

Hà Lê |

Không chỉ người lớn mà trẻ em, vị thành niên cũng đang đối mặt với nhiều lo lắng trong cuộc sống. Đối với trẻ em, thanh thiếu niên, lo lắng một chút là bình thường, thậm chí còn giúp tạo động lực cho việc học, thành tích,… Tuy nhiên, nếu sự lo lắng kéo dài dai dẳng và quá mức so với thực tế, đó có thể là biểu hiện của rối loạn lo âu.

Chẩn đoán đúng và sớm bệnh rối loạn tiền đình giúp ổn định cuộc sống

Nguyễn Ly |

Rối loạn tiền đình là bệnh phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh nếu không được chẩn đoán sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống. Với những bệnh nhân có bệnh lí nền có thể dẫn đến tử vong. 

Cẩn trọng rối loạn tâm thần và hành vi khi uống quá nhiều cà phê

Nguyễn Ly |

Nam thanh niên (22 tuổi) co cứng tay chân sau khi uống cà phê, đây là những dấu hiệu do cơ thể tiêu thụ quá nhiều chất caffein dẫn đến rối loạn tâm thần và hành vi.

Trẻ không tập trung, giảm trí nhớ có phải do thiếu omega thực vật?

An Nhiên |

ThS.BS Đào Nguyễn Phương Linh (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) chia sẻ tác dụng của omega thực vật đối với trẻ nhỏ.