Mẹ chủ quan để bình sữa dưới sàn, bé 7 tháng tuổi bị bỏng

Hà Lê |

Do đang vội, chị T đặt ngay bình ủ sữa dưới dưới sàn, rồi lại quay xuống bếp. Lúc ấy, bé L.T.K, sinh ngày 27.3.2020, con chị T, một mình bò chơi quanh nhà đã chạm vào bị bỏng.

Bé K bị bỏng nước sôi tay trái và hai chân, đau đớn kêu khóc. Chị T trong lúc hốt hoảng đã dùng kem đánh răng bôi vào vết bỏng rồi vội vàng đưa con đi bệnh viện.

Tại khoa Bỏng - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), bé K được chẩn đoán là bỏng 5% độ II, III.

Các bác sĩ đã dùng thuốc xịt bỏng, dùng gạc vô khuẩn băng vị trí bỏng, thuốc giảm đau, truyền dịch và kháng sinh thay băng tại chỗ hàng ngày. Phải mất 4 tuần điều trị bé K mới có thể ra viện. Đây là bài học cảnh báo cho các bậc cha mẹ cần chú ý để phòng tránh cho con.

Có nhiều tác nhân gây bỏng, thường gặp ở trẻ em là bỏng do nước sôi, ngoài ra có thể là dầu mỡ sôi, lửa hoặc điện, hóa chất. Tổn thương bỏng rất đa dạng. Bỏng ở vị trí cánh cẳng tay đặc biệt là bàn tay ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và lao động. Ngoài ra các vị trí bỏng ở vùng mặt hoặc bộ phận sinh dục cũng rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng sinh sản của trẻ.

Tất cả những trường hợp này đều cần được xử trí đúng. Xử trí không đúng cách ngay từ nhưng giây phút đầu tiên có thể khiến vết thương nhiễm trùng, lâu lành và để lại các di chứng như sẹo xấu, co rút ngón tay… thậm chí để lại những thương tật vĩnh viễn cho các bé. Sau sơ cứu ban đầu, trẻ cần được đưa đến các đơn vị chuyên khoa về bỏng để điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng.

Xử trí ban đầu do bỏng nước sôi ở trẻ em:

– Nhanh chóng đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước lạnh và sạch. Nếu không, có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần. Đây là biện pháp quan trọng số một giúp giảm thiểu mức độ tổn thương.

– Không dùng nước đá lạnh để làm mát vì có thể gây tổn thương da. Không bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương. Nếu có thuốc xịt bỏng thì nhanh chóng xịt cho trẻ.

– Sau đó bảo vệ vết thương để tránh tổn thương và nhiễm trùng thêm bằng cách: dùng bằng gạc sạch hoặc vải mỏng băng nhẹ nhàng che phủ vết bỏng, tránh băng quá chặt làm tổn thương tại vết bỏng nặng thêm.

– Không được tiếp xúc trực tiếp với vết bỏng để tránh nhiễm khuẩn làm cho vết bỏng nặng hơn.

– Động viên, trấn an bé, nếu trẻ đau nhiều thì dùng thuốc giảm đau (paracetamol).

– Nếu vùng bỏng lớn thì không nên cởi bỏ quần áo khiến bị lột da vùng bỏng, nên nhanh chóng dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng tránh việc áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến vết bỏng bị đau rát, dễ viêm nhiễm.

– Nhẹ nhàng tháo bỏ các tư trang cá nhân, vòng lắc hoặc đồng hồ, giày dép… trước khi vết bỏng bị sưng nề.

– Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để xử trí và đánh giá tổn thương của bỏng.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Nguyên tắc sơ cứu khi bị bỏng nhiệt

K.Linh |

Tất cả những trường hợp bỏng đều cần được xử lý đúng cách. Nếu vết bỏng không được sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể sẽ gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Bệnh viện Chợ Rẫy bác thông tin về 1 trường hợp bỏng nặng cần giúp đỡ

Tâm An |

Thông tin bệnh nhi 15 tháng tuổi bị bỏng nặng đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cần giúp đỡ là sai sự thật. 

Trẻ sơ sinh bị bỏng nặng do nằm hơ than cùng mẹ khi trời lạnh

Thanh Chân |

Bé M.N mới vài ngày tuổi đã phải nhập viện để điều trị bỏng, nhiễm trùng máu, áp-xe do nằm than. Vụ việc này một lần nữa cảnh báo những nguy hiểm của việc hơ than cho trẻ sau sinh.

Nguyên tắc sơ cứu khi bị bỏng nhiệt

K.Linh |

Tất cả những trường hợp bỏng đều cần được xử lý đúng cách. Nếu vết bỏng không được sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể sẽ gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Bệnh viện Chợ Rẫy bác thông tin về 1 trường hợp bỏng nặng cần giúp đỡ

Tâm An |

Thông tin bệnh nhi 15 tháng tuổi bị bỏng nặng đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cần giúp đỡ là sai sự thật. 

Trẻ sơ sinh bị bỏng nặng do nằm hơ than cùng mẹ khi trời lạnh

Thanh Chân |

Bé M.N mới vài ngày tuổi đã phải nhập viện để điều trị bỏng, nhiễm trùng máu, áp-xe do nằm than. Vụ việc này một lần nữa cảnh báo những nguy hiểm của việc hơ than cho trẻ sau sinh.