Nguyên tắc sơ cứu khi bị bỏng nhiệt

K.Linh |

Tất cả những trường hợp bỏng đều cần được xử lý đúng cách. Nếu vết bỏng không được sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể sẽ gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng tới sức khoẻ.

Nguyên nhân gây ra bỏng có nhiều loại: bỏng do nhiệt độ (bỏng khô, bỏng ướt), bỏng do hoá chất, bỏng điện và bỏng do các tia vật lý. Tuy nhiên, bỏng nhiệt là một trong những tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày: bỏng nước sôi, bỏng hơi nước, bỏng do lửa, bỏng bô xe...

Da là bộ phận đầu tiên chịu tác động khi bị bỏng, nhưng lại có đặc tính mỏng manh và nhạy cảm. Do đó, bỏng do nhiệt có thể ảnh hưởng tới lớp da, lớp cơ, xương và mạch máu, làm rối loạn chức năng vùng bị tổn thương, thương tật, tàn phế hoặc thậm chí là tử vong.

Dù bệnh nhân bị bỏng nhẹ hay nặng thì việc sơ cứu tại chỗ kịp thời là cần thiết. Sau đây là một số nguyên tắc sơ cứu khi bị bỏng nhiệt:

- Nếu là vùng bỏng lớn, không nên va chạm trực tiếp vào vết thương, nên dùng kéo cắt đi phần áo/quần để tách ra khỏi vết bỏng. 

- Tuyệt đối không tiếp xúc các bộ phận khác với vết bỏng để tránh việc nhiễm khuẩn.

- Nhanh chóng đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước lạnh và sạch. Việc này giúp giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng. Tuy nhiên, chỉ sử dụng nguồn nước lạnh thông thường, tuyệt đối không sử dụng nước đá vì nguy cơ gây tổn thương da.

- Nếu có thuốc xịt bỏng, có thể sử dụng xịt lên vết thương. Không tự ý áp dụng các phương pháp truyền miệng như bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng… lên vết bỏng.

- Băng bó vết thương bằng gạc sạch hoặc vải mỏng nhẹ nhàng che phủ lên vết thương, tránh băng quá chặt khiến vết thương bị cọ sát.

- Nếu vết bỏng xuất hiện các bóng nước, tuyệt đối không được chọc vỡ để tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

- Sau khi sơ cứu, tốt nhất nên đưa bệnh nhân đến các phòng khám hoặc trung tâm y tế gần nhất để bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

Một số lưu ý đơn giản phòng tránh bỏng do nhiệt trong gia đình:

-  Để những thứ dễ gây bỏng như nước sôi, phích nước, đồ ăn nóng, bao diêm, bật lửa, công tắc, cầu dao điện… ở nơi gọn gàng, tránh để ở lối đi khiến người khác va phải.

- Khi đun nấu cần để các cán xoong chảo quay vào trong, tránh vô tình va phải gây bỏng.

- Khi cầm, bê đồ nóng di chuyển trong nhà cần chú ý báo trước cho mọi người xung quanh biết trước để tránh không va phải.

K.Linh
TIN LIÊN QUAN

Đừng nhầm lẫn các dấu hiệu viêm cơ tim với sốt xuất huyết

Ngọc Lê |

Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý về tim vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, do các dấu hiệu của viêm cơ tim khá giống với những dấu hiệu của sốt xuất huyết nên nhiều người còn nhầm lẫn và chủ quan.

Những lưu ý khi dùng điều hòa cho trẻ nhỏ

Thu Lan |

Các bậc phụ huynh nên chú ý trong việc sử dụng điều hòa ở phòng ngủ của trẻ nhỏ, nhất là thời điểm giao mùa rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé.

Những điều cần lưu ý để nhận biết trẻ đang thiếu canxi

Thu Lan |

Các bà mẹ bỉm sữa cần đặc biệt lưu ý và sớm bổ sung canxi cho con, nếu xuất hiện một số dấu hiệu sau.

Trẻ sơ sinh bị bỏng nặng do nằm hơ than cùng mẹ khi trời lạnh

Thanh Chân |

Bé M.N mới vài ngày tuổi đã phải nhập viện để điều trị bỏng, nhiễm trùng máu, áp-xe do nằm than. Vụ việc này một lần nữa cảnh báo những nguy hiểm của việc hơ than cho trẻ sau sinh.

Đừng nhầm lẫn các dấu hiệu viêm cơ tim với sốt xuất huyết

Ngọc Lê |

Viêm cơ tim là một trong những bệnh lý về tim vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, do các dấu hiệu của viêm cơ tim khá giống với những dấu hiệu của sốt xuất huyết nên nhiều người còn nhầm lẫn và chủ quan.

Những lưu ý khi dùng điều hòa cho trẻ nhỏ

Thu Lan |

Các bậc phụ huynh nên chú ý trong việc sử dụng điều hòa ở phòng ngủ của trẻ nhỏ, nhất là thời điểm giao mùa rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé.

Những điều cần lưu ý để nhận biết trẻ đang thiếu canxi

Thu Lan |

Các bà mẹ bỉm sữa cần đặc biệt lưu ý và sớm bổ sung canxi cho con, nếu xuất hiện một số dấu hiệu sau.

Trẻ sơ sinh bị bỏng nặng do nằm hơ than cùng mẹ khi trời lạnh

Thanh Chân |

Bé M.N mới vài ngày tuổi đã phải nhập viện để điều trị bỏng, nhiễm trùng máu, áp-xe do nằm than. Vụ việc này một lần nữa cảnh báo những nguy hiểm của việc hơ than cho trẻ sau sinh.