Trẻ sơ sinh bị bỏng nặng do nằm hơ than cùng mẹ khi trời lạnh

Thanh Chân |

Bé M.N mới vài ngày tuổi đã phải nhập viện để điều trị bỏng, nhiễm trùng máu, áp-xe do nằm than. Vụ việc này một lần nữa cảnh báo những nguy hiểm của việc hơ than cho trẻ sau sinh.

Theo thông tin của Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM), bé Nguyễn M.N, 13 ngày tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước được chuyển vào bệnh viện trong tình trạng sốt cao, lừ đừ, bụng chướng, lưng bị sưng nề, đỏ.

Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm cần thiết, bé được chẩn đoán bị bỏng độ 2, áp xe, nhiễm trùng máu. Đây là hậu quả của việc gia đình cho bé nằm hơ than cùng với mẹ.

Chị Nguyễn Thị. B, mẹ của bé, cho biết sau khi sinh, gia đình thấy trời lạnh nên đốt than để dưới giường cho 2 mẹ con sưởi ấm.

Ngày đầu tiên nằm than, bé khóc, sốt nhẹ nhưng bế lên lại nín. Người nhà nghĩ bé đòi mẹ ẵm bồng. Ngày thứ hai, bé sốt cao hơn, sốt liên tục không giảm, bụng chướng, sờ vùng da lưng thấy cứng, bé khóc nhiều hơn.

Đến ngày thứ ba, bé khóc dữ dội, bỏ bú, gia đình không cho bé nằm than và đưa bé vào một bệnh viện ở thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước để khám. Các bác sĩ ở đây nhận định bé có khả năng bị viêm ruột, sưng mô và chuyển bé lên tuyến trên.

Sau vài ngày điều trị bằng kháng sinh tại Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Nhi Đồng 2, tình trạng sốt của bé có giảm nhưng tổn thương ở lưng không đỡ mà còn diễn tiến nặng hơn. Vùng lưng của bé nổi bóng nước, da phập phều, vùng trung tâm bị hoại tử.

Các bác sĩ Khoa Sơ sinh hội chẩn với các bác sĩ Khoa Ngoại của bệnh viện để tiến hành rạch dẫn lưu mủ, điều trị chỗ áp xe cho bé, đồng thời tiếp tục điều trị kháng sinh. Dự kiến, bé sẽ mất 20-30 ngày mới có thể lành thương và hồi phục.

Trước đó, bệnh viện cũng tiếp nhận các ca bé bị bỏng do nằm than. Do đó, các bác sĩ bệnh viện khuyến cáo người nhà không nên thực hiện sưởi ấm cho bé bằng cách hơ than do da trẻ sơ sinh rất mỏng, dễ bị tổn thương.

Trẻ lại quá nhỏ, không biết nói nên phụ huynh sẽ không thể biết được tình trạng bỏng của trẻ. Ngoài ra, khí CO khi đốt than có thể gây ngạt nếu nằm trong phòng kín.

Khi trời lạnh, phụ huynh có thể giữ ấm cho trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo ấm, đội nón, đeo vớ. Tuyệt đối không để trẻ nằm than.

Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Đừng để mất mạng vì đốt than sưởi ấm trong phòng

HỒ Anh |

Vừa qua, tại tỉnh Kon Tum đã xảy trường hợp sản phụ mới sinh đốt than sưởi ấm trong phòng dẫn đến tử vong. Vụ việc này một lần nữa cảnh tỉnh đến người dân về những nguy hiểm của việc đốt than sưởi ấm trong phòng khi mùa lạnh đang đến.

Ung thư vú ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa

A.Nhàn - T.Chân |

Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu năm 2018, mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 15.200 ca bệnh ung thư vú mới. Tốc độ gia tăng của căn bệnh ung thư vú đứng đầu trong 5 loại bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ và có xu hướng trẻ hóa.

Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh u não ở trẻ

T.C |

U não là bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của trẻ, vì vậy cần phát hiện sớm những biểu hiện của bệnh để điều trị kịp thời.

Không nên xem nhẹ bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính

Thanh Chân |

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau bệnh mạch vành và đột quỵ. PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan - Đại học Y Dược TPHCM đã chia sẻ những “bí kíp” phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Đừng để mất mạng vì đốt than sưởi ấm trong phòng

HỒ Anh |

Vừa qua, tại tỉnh Kon Tum đã xảy trường hợp sản phụ mới sinh đốt than sưởi ấm trong phòng dẫn đến tử vong. Vụ việc này một lần nữa cảnh tỉnh đến người dân về những nguy hiểm của việc đốt than sưởi ấm trong phòng khi mùa lạnh đang đến.

Ung thư vú ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa

A.Nhàn - T.Chân |

Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu năm 2018, mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 15.200 ca bệnh ung thư vú mới. Tốc độ gia tăng của căn bệnh ung thư vú đứng đầu trong 5 loại bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ và có xu hướng trẻ hóa.

Những dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh u não ở trẻ

T.C |

U não là bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của trẻ, vì vậy cần phát hiện sớm những biểu hiện của bệnh để điều trị kịp thời.

Không nên xem nhẹ bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính

Thanh Chân |

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trên thế giới, chỉ sau bệnh mạch vành và đột quỵ. PGS.TS Lê Thị Tuyết Lan - Đại học Y Dược TPHCM đã chia sẻ những “bí kíp” phòng và tránh căn bệnh nguy hiểm này.