Cách chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng ngay tại nhà

Thanh Chân |

Thời gian qua, bệnh tay chân miệng xuất hiện nhiều ở trẻ em, nhất là ở lứa tuổi mẫu giáo. Phụ huynh cần biết cách chăm sóc trẻ và nhận biết những dấu hiệu cảnh báo nặng để đưa trẻ đến bệnh viện.

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra.

Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ tuổi mẫu giáo vì trẻ hay có thói quen cho tay vào miệng.

Về biểu hiện, trẻ có triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, nôn ói, tiêu chảy vài lần trong ngày. Trẻ cũng gặp tình trạng loét miệng. Cụt thể, vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông cũng là biểu hiện của bệnh tay chân miệng. Phát ban tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày), sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

Chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng tại nhà

Bác sĩ Tiến cho hay trẻ bệnh tay chân miệng chỉ có sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, loét miệng, hồng ban mụn nước lòng bàn tay chân, tỉnh táo, chơi, thường được bác sĩ cho điều trị ngoại trú.

Vì vậy, phụ huynh nên biết cách chăm sóc trẻ ngay tại nhà như cho trẻ uống thuốc theo toa bác sĩ, ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng đầy đủ tùy theo tuổi, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn chua, cay,…

Trẻ còn bú cần tiếp tục cho uống sữa mẹ. Trẻ thường đau họng miệng do vết loét nên có thể sử dụng thuốc tráng niêm mạc dạng sữa nhũ dịch để dịu cơn đau rồi mới cho trẻ ăn.

Cùng với đó, vệ sinh răng miệng. Cho trẻ nghỉ học, nghỉ ngơi tại nhà và cách ly với trẻ khác. Tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ.

Phụ huynh lưu ý khi trẻ có biểu hiện một trong các dấu hiệu cảnh báo nặng như sốt cao, thở bất thường, ngồi không vững hoặc đi loạng choạng, run tay,... đưa trẻ đến bệnh viện ngay, bất kể trong đêm.

Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Theo bác sĩ Tiến, hiện chưa có vaccine phòng ngừa bệnh tay chân miệng, chủ yếu là phòng ngừa tổng quát. Vì vậy, phụ huynh lưu ý mang khẩu trang, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà bông, đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, tiếp xúc phân, nước bọt khăn trải giường của trẻ.

Song song đó, rửa sạch đồ chơi, vật dụng, tay nắm cửa, thanh vịn, lan can, sàn nhà. Lau sàn bằng nước xà bông. Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không cho đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Tầm quan trọng của vitamin A đối với trẻ em

Thanh Thanh |

Vitamin A tham gia vào quá trình phân chia tế bào giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Cứu sống trường hợp sốt xuất huyết thể não ở trẻ dư cân

Thanh Chân |

TPHCM - Bé trai 7 tuổi nhập viện trong tình trạng co giật, tím tái toàn thân, được chẩn đoán sốt xuất huyết thể não. Đây là trường hợp sốt xuất huyết dạng não ở trẻ dư cân hiếm gặp

Cứu sống trẻ mắc COVID-19 cấp tính, viêm đa hệ thống tổn thương não

Thanh Thanh |

TPHCM - Bệnh nhi được chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, viêm phổi nặng, tổn thương gan, COVID-19 cấp tính. Sau điều trị gần 2 tuần, tình trạng trẻ cải thiện dần. Tuy nhiên, đến tuần thứ 3, trẻ xuất hiện hội chứng viêm đa hệ thống. 

Cứu sống trẻ mắc COVID-19 gây suy hô hấp nặng

Thanh Ngọc (T/H) |

TPHCM - Vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã cứu sống một trường hợp trẻ COVID-19 gây viêm thanh quản cấp suy hô hấp nặng


Tầm quan trọng của vitamin A đối với trẻ em

Thanh Thanh |

Vitamin A tham gia vào quá trình phân chia tế bào giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh và phát triển bình thường.

Cứu sống trường hợp sốt xuất huyết thể não ở trẻ dư cân

Thanh Chân |

TPHCM - Bé trai 7 tuổi nhập viện trong tình trạng co giật, tím tái toàn thân, được chẩn đoán sốt xuất huyết thể não. Đây là trường hợp sốt xuất huyết dạng não ở trẻ dư cân hiếm gặp

Cứu sống trẻ mắc COVID-19 cấp tính, viêm đa hệ thống tổn thương não

Thanh Thanh |

TPHCM - Bệnh nhi được chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, viêm phổi nặng, tổn thương gan, COVID-19 cấp tính. Sau điều trị gần 2 tuần, tình trạng trẻ cải thiện dần. Tuy nhiên, đến tuần thứ 3, trẻ xuất hiện hội chứng viêm đa hệ thống. 

Cứu sống trẻ mắc COVID-19 gây suy hô hấp nặng

Thanh Ngọc (T/H) |

TPHCM - Vừa qua, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố đã cứu sống một trường hợp trẻ COVID-19 gây viêm thanh quản cấp suy hô hấp nặng